Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Ninh Thuận

Cập nhật: 29/07/2020

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam[2]. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km về phía nam, cách Nha Trang 105 km, cách Đà Lạt 110 km đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh[3].

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, tỉnh Phan Rang được thành lập. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải[4]. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.[4].

Tọa độ: 11°33′56″B 108°59′25″Đ
Diện tích 3.358,3 km²
Dân số (2011)  
 Tổng cộng 569.000 người
 Mật độ 169 người/km²
Dân tộc Kinh, Chăm, Raglai
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Tỉnh lỵ Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Thành lập 1901 - Toàn quyền Đông Dương lập tỉnh Phan Rang
Tái lập 1992
 Trụ sở UBND Số 450 Đường Thống Nhất, Phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận
Đại biểu quốc hội 6
Phân chia hành chính 1 thành phố, 6 huyện
Mã hành chính VN-36
Mã bưu chính 66xxxx
Mã điện thoại 68
Biển số xe 85
Website Tỉnh Ninh Thuận

Po Klong Garai.jpg
Tháp Po Klong Garai

Vị trí địa lí

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía tây bắc và đông nam với toạ độ địa lý từ 11o18'14" đến 12o09'15" vĩ độ Bắc, 108o09'08" đến 109o14'25" kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.385 km[8]. Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp Biển Đông.

Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa tây nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa đông bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh.

Điều kiện tự nhiên

Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển Đông, có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi với 3 dạng địa hình gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 mét. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên[9].

Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700–800 mm. Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước[10].

Ninh Thuận có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài cá, tôm. Do thuộc vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khoáng sản nơi đây tương đối phong phú về chủng loại bao gồm nhóm khoáng sản kim loại có wolfram, molipđen, thiếc gốc. Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, cát thuỷ tinh, muối khoáng thạch anh. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có cát kết vôi, sét phụ gia, đá xây dựng…

Nguồn: /