Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Bình Thuận

Cập nhật: 30/07/2020

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ [2][3]. Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung[4].

Logobinhthuan.PNG
Biểu trưng
Tọa độ: 11°06′01″B 108°08′28″Đ
Diện tích 7.812,9 km²
Dân số (2012)  
 Tổng cộng 1.193.500 người
 Mật độ 153 người/km²
Dân tộc Việt, Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho
Hành chính
Quốc gia Cờ Việt Nam Việt Nam
Vùng Nam Trung Bộ
Tỉnh lỵ Thành phố Phan Thiết
Phân chia hành chính 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện
Mã hành chính VN-40
Mã bưu chính 80xxxx
Mã điện thoại 62
Biển số xe 86
Website Tỉnh Bình Thuận

Mui Ne2.jpg
Thuyền chài Mũi Né

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ nam sang tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông[5]. Phía bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía đông và nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.

Bình Thuận thuộc vùng nào?

Địa giới của tỉnh Bình Thuận hiện tại bao gồm diện tích của 2 tỉnh cũ: tỉnh Bình Tuy (nửa phía nam) và tỉnh Bình Thuận (nửa phía bắc). Trước năm 1975, tỉnh Bình Tuy thuộc miền Đông Nam Bộ, và tỉnh Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ. Vì thế, đến khi hai tỉnh cũ này hợp nhất thành tỉnh Bình Thuận ngày nay mới đặt ra vấn đề là tỉnh Bình Thuận hiện tại thuộc khu vực Đông Nam Bộ hay Nam Trung Bộ?

  • Quan điểm thuộc Đông Nam Bộ: Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ[6]. Còn website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ, nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ[8]. Bình Thuận thuộc quân khu 7 (quân khu thuộc Đông Nam Bộ). Ngoài ra, Bộ Thông Tin và Truyền Thông cũng xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ theo tọa độ địa lý các đơn vị hành chính (Bình Thuận có vĩ tuyến cùng Bắc với Đồng Nai, Bình Dương, thấp hơn vĩ tuyến Bắc so với Bình Phước, Tây Ninh, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Thiết nằm cũng vĩ tuyến Bắc so với Thành phố Hồ Chí Minh, thấp hơn đôi chút so với Biên Hòa, Thủ Dầu Một.) Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận thuộc hệ thống các đài truyền hình miền Đông (tức Đông Nam Bộ) nên thường sản xuất các chương trình truyền hình nói về miền Đông và phát sóng trao đổi với các tỉnh ở miền Đông.
  • Quan điểm thuộc Nam Trung Bộ: Phần lớn sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, website chính thức của tỉnh Bình Thuận[9] xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Xét về mặt Địa lý và con Người nếu xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ sẽ rất vô lý (Về địa lý Bình Thuận có rất nhiều điểm chung với các tỉnh Nam trung bộ khác, hầu như không có hoặc rất ít điểm chung với các tỉnh Đông Nam bộ, xét về vĩ độ của Bình Thuận khá thấp so với nhiều tỉnh Đông Nam bộ nhưng nếu ghép Bình Thuận vào Đông Nam Bộ thì nhìn vào bản đồ Nam Bộ sẽ có một phần lấn ra phía đông bắc nhìn rất bất hợp lí. Về văn hóa-con người Bình Thuận mang đậm nét của Nam Trung Bộ, giọng nói của người Bình Thuận tuy có phần nhẹ hơn các tỉnh Nam Trung Bộ khác nhưng vẫn mang nét rất đặc trưng của con người vùng biển Nam trung Bộ). Xét về mặt lịch sử thì Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay.

Nói tóm lại, Bình Thuận được xếp vào Đông Nam Bộ về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên về chính trị lại được xếp vào vùng Nam Trung Bộ

Điều kiện tự nhiên

Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên[10].

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27oC.

Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp.

Nguồn: /