Danh sách bài viết

Vị trí, địa hình, Thủy Văn Và Khí Hậu Đắk Lắk

Trái đất và Địa lý

Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng M'Nông: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Tỉnh Đắk Lắk được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông[7]. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực của nước ta.

Trái đất và Địa lý

Đề bài Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta?  

Quan sát hình 26.1, hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản?

Trái đất và Địa lý

Đề bài Quan sát hình 26.1, hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản?  

Bài 2 trang 33 SGK Địa lí 9

Trái đất và Địa lý

Đề bài Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.  

Kinh tế khu vực Đông nam á

Trái đất và Địa lý

Dựa vào hình 14.5, nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP năm 1991 và 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á?

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Cho bảng số liệu: Diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua các năm A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ nhóm cột. C. Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường). D. Biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau. Câu 2: Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng: A. sản xuất.                            B. ven biển.  C. phòng hộ.                           D. đặc dụng. Câu 3: Cho biểu đồ sau Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2014. B. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2014 C. Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014. Câu 4: Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là: A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. rừng gió mùa thường xanh. C. rừng thưa khô rụng lá. D. rừng gió mùa nửa rụng lá. Câu 5: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do A. miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn. B. miền Bắc có mưa phùn. C. miền Bắc nằm gần biển. D. miền Bắc nằm gần chí tuyến Bắc. Câu 6: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây? A. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. B. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa. C. Có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. D. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Câu 7: Nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta, đặc biệt là hải sản bị suy giảm rõ rệt là A. ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức. B. dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết biến đổi thất thường. C. thời tiết biến đổi thất thường và sự khai thác quá mức. D. khai thác quá mức và các dịch bệnh. Câu 8: Đất feralit có màu đỏ vàng do A. nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời   B. lượng phù sa trong đất lớn. C. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ D. tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm. Câu 9: Địa hình khu vực núi bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây  trở ngại cho: A. giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. B. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. C. việc tập trung các thành phố, các trung tâm kinh tế. D. phát triển giao thông vận tải đường sông. Câu 10: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh thuộc Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia là A. Kon Tum                            B. Lâm Đồng  C. Gia Lai.                              D. Đắk Lắk Câu 11: Các cao nguyên Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh thuộc loại: A. cao nguyên bào mòn.  B. cao nguyên đá. C. cao nguyên đá vôi. D. cao nguyên badan. Câu 12: Khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ: A. khu khí áp cao Bắc Ấn Độ Dương. B. khu áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. C. khu khí áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc D. khu khí áp cao Xibia. Câu 13: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có: A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn. B. tính chất nhiệt đới giảm dần về phía Nam. C. thành phần loài thực vật xích đạo là chủ yếu. D. có đồng bằng rộng lớn hơn. Câu 14: Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều A. Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao. B. Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc – Tây Nam. C. Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao. D. Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao Câu 15: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. cận xích đạo gió mùa. C. cận nhiệt đới hải dương.  D. nhiệt đới lục địa khô Câu 16: Sạt lở bờ biển là hiện tượng đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển của nước ta, đặc biệt là dải bờ biển thuộc vùng: A. Đồng bằng sông Hồng       B. Đông Bắc  C. Trung Bộ.                           D. Nam Bộ. Câu 17: Ý nào sau đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất mùa của khí hậu? A. Chế độ nước theo mùa B. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co, uốn khúc C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc Câu 18: Các thiên tai chủ yếu của khu vực đồng bằng nước ta là: A. động đất, sương muối, lốc.  B. xói mòn, trượt lở đất, mưa đá C. lũ nguồn, lũ quét, lũ ống.  D. bão, lũ, hạn hán. Câu 19: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên hệ thống sông Hồng vào tháng mấy? A. tháng VI                            B. tháng VII C. tháng VIII                          D. tháng IX Câu 20: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. B. khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định. C. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng đồng. D. bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán diễn ra thường xuyên Câu 21: Cho bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nước ta năm 2015 (Đơn vị: nghìn ha) Loại đất Diện tích Đất sản xuất nông nghiệp 10.231,7 Đất lâm nghiệp 15.845,2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 707,9 Đất làm muối 17,9 Đất nông nghiệp khác 20,2 Tổng 26.822,9 A. Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất. B. Đất làm muối có diện tích nhỏ nhất C. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,1% tổng diện tích đất nông nghiệp. D. Đất nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn đất sản xuất nông nghiệp. Câu 22: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng tập trung diện  tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng  B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Bắc  D. Duyên hải miền Trung. Câu 23: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở: A. vùng cao nguyên Lâm Viên. B. vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng. C. vùng núi Hoàng Liên Sơn. D. vùng núi Ngọc Linh. Câu 24: Đâu là biểu hiện chứng tỏ địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người: A. địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. B. địa hình cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao. C. quá trình xâm thực mạnh diễn ra ở vùng đồi núi, bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng. D. xây dựng hệ thống kênh thuỷ lợi, đê điều chống lũ ở đồng bằng, làm ruộng bậc thang, đào hầm, xẻ núi làm đường giao thông ở miền núi. Câu 25: Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây chủ yếu là do A. tác động mạnh mẽ của con người. B. độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau. C. độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc – đông nam. D. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi Câu 26: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là: A. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất. B. suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước C. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học D. mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Câu 27: Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian: A. từ tháng III đến tháng X B. từ tháng VI đến tháng XI. C. từ tháng V đến tháng XII. D. từ tháng VI đến tháng XII. Câu 28: Việc nào sau đây chưa cần phải làm khi có bão? A. Tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. B. Tu bổ hệ thống đường sá, cầu cống giao thông. C. Củng cố công trình đê ở các vùng ven biển. D. Khẩn trương sơ tán dân nếu bão mạnh. Câu 29: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là A. đất phèn, đất mặn. B. đất phù sa sông. C. đất xám. D. đất cát ven biển. Câu 30: Nguyên nhân khiến diện tích rừng ngập mặn của nước ta bị thu hẹp trong những năm gần đây là do A. chặt phá rừng để xây dựng các khu du lịch ven biển. B. chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và cháy rừng. C. đồng bào dân tộc thiểu số đốt rừng làm nương rẫy. D. dầu loang trên mặt biển gây ô nhiễm môi trường Câu 31: Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Thể hiện quy mô về sản lượng lúa của nước ta năm 2005 và năm 2014, nếu đặt bán kính biểu đồ tròn năm 2005 là 1 đơn vị, thì bán kính biểu đồ tròn năm 2014 là bao nhiêu đơn vị bán kính? A. 3,21.                                   B. 1,12 C. 1,84                                     D. 2,12 Câu 32: Sở dĩ nước ta có gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm là do: A. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương. B. lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ. C. lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. D. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn ở phía Đông. Câu 33: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư… là: A. lãnh hải.   B. vùng đặc quyền kinh tế. C. tiếp giáp lãnh hải.  D. nội thuỷ. Câu 34: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do A. chế độ mưa thất thường. B. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh C. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng. D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp. Câu 35: Ở phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào), nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất là A. Đông Nam Bộ  B. ven biển miền Trung. C. Tây Nguyên.  D. cực Nam Trung Bộ. Câu 36: Cho biểu đồ: Qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành của ngành nông nghiệp nước ta năm 2000 và 2014   Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỉ trọng giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp ổn định. B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao nhất và có xu hướng tăng lên. C. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng 5,9% trong giai đoạn 2000 -2014 D. Trong tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nhỏ và có xu hướng tăng lên. Câu 37: Một trong những biện pháp để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là : A. thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc  B. chống suy thoái và ô nhiễm đất. C. áp dụng các biện pháp nông – lâm kết hợp. D. ngăn chặn nạn du canh, du cư Câu 38: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là: A. thấp dần từ đông bắc xuống đông nam. B. thấp dần từ tây bắc xuống tây nam. C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.  D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Câu 39: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Át lát Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là A. ven biển cực Nam Trung Bộ   B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc    D. ven biển Bắc Bộ. Câu 40: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ mặc dù tổng diện tích rừng của nước ta đang tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy thoái A. 70% diện tích rừng hiện tại là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. B. diện tích rừng hiện nay so với năm 1943 vẫn còn thấp hơn. C. phần lớn rừng hiện tại là rừng trồng chưa được khai thác. D. trong cơ cấu diện tích rừng hiện tại, tỉ lệ diện tích rừng trồng lớn hơn diện tích rừng tự nhiên.  

Tại sao cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ?

Trái đất và Địa lý

Đề bài Tại sao cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ?

Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.

Trái đất và Địa lý

  Đề bài Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay?  

Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?

Trái đất và Địa lý

Đề bài Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?  

Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

Trái đất và Địa lý

Đề bài Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?  

Dựa vào bảng số liệu 24.1, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới.

Trái đất và Địa lý

Đề bài Dựa vào bảng số liệu 24.1, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới.

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây nguyên

Trái đất và Địa lý

Vị trí địa lí: là vùng duy nhất nước ta không giáp biển nhưng giáp hạ Lào vag đông bắc Campuchia. Vị trí quan trọng vềan ninh, quốc phòng và XD kinh tế, có tiềm năng lớn về NN, LN, giáp DHNTB ( có tiềm năng lớn thuỷ sản, giao thông biển) , phía nam giáp ĐNB, vùng có nền KTPT nhất nước ta, giáp hạ Lào, và Campuchia thuận lợi cho giao lưu kinh tế.

Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống

Trái đất và Địa lý

Đề bài Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống ?

Bài 4 trang 141 SGK Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu sau: KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA NĂM 2003. Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn) Khối lượng luân chuyển (triệu tấn.km) Đường sắt 8385,0 2725,4 Đường ô tô 175 856,2 9402,8 Đường sông 55 528,6 5140,5 Đường biển 21 811,6 43 512,6 Đường hàng không 89,7 210,7 Tổng 261 401,1 60 992,0

Giải pháp cho lao động và việc làm ở nông thôn

Trái đất và Địa lý

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bài 1 trang 80 SGK Địa lí 09

Trái đất và Địa lý

Đề bài Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng. Bảng 22.1. Tốc độ tăng dân sô, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%) Năm Tiêu chí 1995 1998 2000 2002 Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2 Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1 Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2  

Cách tính lịch Dương lịch

Trái đất và Địa lý

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu)

Dựa vào bảng 3.2 so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển

Trái đất và Địa lý

- Dựa vào bảng 3.2 so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam ?

Trái đất và Địa lý

Đề bài Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam?  

Bài 2 trang 10 SGK Địa lí 9

Trái đất và Địa lý

Đề bài Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.

Ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lí chuyên đề Địa lí ngành nông nghiệp

Trái đất và Địa lý

Khu vực chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng lại tăng nhanh trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta là

Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.

Trái đất và Địa lý

Đề bài Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.  

Lập bảng theo mẫu sau và điền vào bảng các loại nông sản chính

Trái đất và Địa lý

Đề bài Lập bảng theo mẫu sau và điền vào bảng các loại nông sản chính.

Đề kiểm tra 15 phút môn địa lí lớp 12 phần Atlat Địa lí trang 23 (Giao thông) .

Trái đất và Địa lý

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy sắp xếp các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.   TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt là: A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. B. tác động của hoàn lưu khí quyển. C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. D. Do ảnh hưởng của các dòng biển. Câu 2: Đối với đất địa hình không đóng vai trò trong việc: A. Làm tăng sự bồi tụ  B. Làm tăng sự xói mòn C. Thay đổi thành phần cơ giới của đất  D. Tạo ra các vành đai đất Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh: A. Là khối vật chất trong Vũ Trụ.  B. tự phát ra ánh sáng. C. Không tự phát sáng.  D. Chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 4: Gió mùa là loại gió trong một năm có: A. Hướng gió thay đổi không theo mùa B. Mùa hè từ lục địa ra, mùa đông từ biển thổi vào C. Hai mùa thổi cùng hướng nhau D. Hai mùa thổi ngược hướng nhau Câu 5: Trên Trái Đất nơi có lượng mưa nhiều nhất là vùng A. gần 2 cực.  B. chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. C. ôn đới.  D. xích đạo. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo: A. Hiện nay đã ngừng dịch chuyển. B. Gồm bộ phận lục địa và cả vùng lớn của đáy đại dương. C. Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách dãn do các đứt gãy. D. Dịch chuyển được là nhờ các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên. Câu 7: Sinh quyển là A. Là quyển của Trái Đất, trong đó có thực vật và động vật sống. B. Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sống. C. Nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật. D. Nơi sinh sống của thực vật và động vật. Câu 8: Sinh ra ngoại lực chủ yếu từ nguồn năng lượng: A. Thủy triều  B. Bức xạ Mặt Trời         C. Gió D. Động đất và núi lửa Câu 9: Khu vực có nhiệt độ cao nhất bề mặt Trái Đất, ở: A. Chí tuyến B. Xích đạo   C. Lục địa chí tuyến D. Lục địa và xích đạo Câu 10: Khi khu vực giờ gốc là 5 giờ sáng thì ở Việt Nam (múi giờ số 7) lúc đó là: A. 7 giờ sáng                   B. 7 giờ tối C. 12 giờ trưa                  D. 12 giờ đêm Câu 11: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở: A. Cực Bắc và Nam B. Chí tuyến Bắc và Nam C. Ngoại chí tuyến D. Nội chí tuyến Câu 12: Từ trong ra ngoài, cấu tạo của Trái Đất theo thứ tự các lớp: A. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. Nhân, bao Manti, vỏ đại dương, vỏ lục địa. C. Nhân, vỏ lục địa, vỏ đại dương, bao Manti.                   D. Nhân, bao Manti, vỏ lục địa, vỏ đại dương. Câu 13: Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào A. Độ dốc của mặt nước ở nguồn sông  B. Độ dốc của mặt nước ở cửa sông C. Độ dốc của đáy sông D. Độ dốc và độ rộng của lòng sông Câu 14: Địa hào được hình thành do: A. Các lớp đá có bộ phận trồi lên. B. Các lớp đá uốn thành nếp. C. Các lớp đá bị nén ép. D. Các lớp đá có bộ phận bị sụt xuống. Câu 15: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được: A. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí. B. Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí. C. Cơ cấu của đối tượng địa lí. D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí. Câu 16: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình: A. Tích tụ                        B. Xâm thực  C. Vận chuyển                D. Bào mòn  II.   TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày và đêm. Câu 2: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Câu 3: (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1990-2008 Đơn vị: Triệu tấn a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008 b) Nhận xét sản lượng lương thực của thế giới, giai đoạn 1990-2008.  

Bài 2 trang 102 SGK Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài Cho bảng số liệu: CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004 Khu vực GDP (tỉ USD) Trong đó Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Các nước thu nhập thấp 1253,0 288,2 313,3 651,5 Các nước thu nhập trung bình 6930,0 693,3 2356,2 3880,8 Các nước thu nhập cao 32 715,0 654,3 8833,1 23 227,6 Toàn thế giới 40 898,0 1635,9 13 087,4 26 174,7 a) Hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP. b) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự phân bố như thế?(trang 107, SGK)

Trái đất và Địa lý

+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều nhất ở Đăk Lắk, kế đó là Gia Lai

  Trang trước  1 2 3 ... 53 54 55 ... 67 68 69  Trang sau