Danh sách bài viết

100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải chi tiết (cơ bản - phần 2.2)

Cập nhật: 14/12/2022

Bài 11: Chọn câu sai

A. Công của dòng điện thực hiện trên đoạn mạch cũng là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ.

B. Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của dòng điện.

C. Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch cũng là công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch đó.

D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỷ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua vật.

Hiển thị lời giải

Đáp án: D

HD Giải: Q = RI2t, Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỷ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua vật.

Bài 12: Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. đặc trưng cho khả năng thực hiện công của dòng điện

B. đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó

C. bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn

D. tăng đều theo thời gian

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

HD Giải: Công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó

Bài 13: Công thức nào sau đây không dùng để tính công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy?

A. P = Qt

B. P = RI2

C. P = Q/t

D. P = U2/R

Hiển thị lời giải

Đáp án: A

HD Giải: P = Q/t = RI2 = U2/R

Bài 14: Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4 lần thì phải

A. tăng hiệu điện thế 2 lần.

B. tăng hiệu điện thế 4 lần.

C. giảm hiệu điện thế 2 lần.

D. giảm hiệu điện thế 4 lần.

Hiển thị lời giải

Đáp án: A

HD Giải: P = U2/R, để P tăng 4 thì U tăng 2

Bài 15: Trong một đoạn mạch có cường độ dòng điện không đổi, nếu muốn giảm công suất tỏa nhiệt 9 lần thì phải

A. tăng điện trở 9 lần.

B. tăng điện trở 3 lần.

C. giảm điện trở 9 lần.

D. giảm điện trở 3 lần.

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

HD Giải: P = RI2, để P giảm 9 lần thì R giảm 9 lần

Bài 16: Công của nguồn điện là công của

A. lực lạ trong nguồn.

B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài.

C. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra.

D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác.

Hiển thị lời giải

Đáp án: A

HD Giải: Công của nguồn điện là công của lực lạ trong nguồn.

Bài 17: Gọi A là công của nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r khi có dòng điện I đi qua trong khoảng thời gian t được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây?

A. A = E.I/t

B. A = E.t/I

C. A = E.I.t

D. A = I.t/ E

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

HD Giải: Công của nguồn điện A = EIt

Bài 18: Công suất của nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r khi có dòng điện I đi qua được biểu diễn bởi công thức nào sau đâu?

A. P = E /r

B. P = E.I

C. P = E /I

D. P = E.I/r

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

HD Giải: Công suất của nguồn điện P = EI

Bài 19: Công suất của nguồn điện được xác định bằng

A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây

B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây

D. công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Hiển thị lời giải

Đáp án: D

HD Giải: Công suất của nguồn điện được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Bài 20: Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch?

100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải chi tiết (cơ bản - phần 2)

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

HD Giải:

Nguồn: /