Danh sách bài viết

20 câu Trắc nghiệm nhanh ôn tập Vật lí 11

Cập nhật: 13/07/2020

1.

Biên độ của vật dao động điều hòa phụ thuộc vào

A:

Cách kích thích cho vật dao động

B:

Cách chọn trục tọa độ

C:

Cách chọn gốc thời gian

D:

Viết phương trình giao động X dưới dạng hàm sin hay cosin

Đáp án: A

2.

Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện Coulomb giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không sẽ:

A:

Tỉ lệ thuận với bình phương độ lớn hai điện tích đó.

B:

Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.

C:

Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.

D:

Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Đáp án: D

3.

Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích

A:

hiện tượng quang điện

B:

hiện tượng quang – phát quang

C:

hiện tượng giao thoa ánh sáng

D:

nguyên tắc hoạt động của pin quang điện

Đáp án: C

4.

Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có 
độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu 
điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V 
thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng

A:

3 mA

B:

9 mA

C:

12 mA

D:

6 mA

Đáp án: D

Chọn chiều dòng điện phù hợp và giả sử hiệu điện thế hai đầu tụ điện có dạng u = Uocosωt thì dòng điện trong 
mạch có dạng i = Iosinωt (hiệu điện thế hai đầu tụ điện vuông pha với dòng điện trong mạch). 

Trong đó: Uo = 5 V ⇒ cosωt = ({3 over 5})= 0,6 
 Suy ra: sinωt = 

Cường độ cực đại của dòng điện trong mạch là Io = ω.Qo = ωCUo( {1 over sqrt {LC}})CU({ sqrt {L over C}})Uo

Thay số ta được: Io = 7,5 mA 
 Vậy: i = 7,5.( ± 8,0 ) = ± 6 mA. 

 

 

5.

Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết 
suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên 
khi truyền trong môi trường trong suốt này

A:

vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm.

B:

vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. 

C:

lớn hơn 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. 

D:

nhỏ hơn 5.1014 Hz còn bước sóng bằng 600 nm.

Đáp án: B

Tần số ánh sáng không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác nên chỉ có thể chọn A hoặc B. 
 Chiết suất tuyệt đối của môi trường là n = ({c over v}) nên trong môi trường vật chất (n > 1) thì v < c. 
 Vì bước sóng (lambda)( {v over f})nên với trong môi trường vật chất ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn trong chân không. 

6.

Đặt điện áp u=U0coswt có w thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi (omega < {1 over {sqrt LC}})

A:

điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B:

điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C:

cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D:

cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Đáp án: B

U2= UR2+(UL-UC)2>UR2=> UR<U

7.

Hạt nhân có:

A:

35 nơtron        

B:

35 nuclôn        

C:

17 nơtron        

D:

18 nơtron        

Đáp án: B

8.

Khi truyền điện năng có công suất P từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây là ∆P. Để cho công suất hao phí trên đường dây chỉ còn là (Delta P over n) (với n > 1), ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là

A:

(sqrt n)

B:

(1oversqrt n)

C:

n

D:

(1 over n)

Đáp án: B

9.

Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung C1, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 100m; khi tụ điện có điện dung C2, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1km. Tỉ số (C_2 over C_1) là

A:

10 

B:

1000

C:

100

D:

0,1

Đáp án: C

({lambda_2 over lambda _1} = sqrt {C_2 over C_1}Rightarrow {C_2 over C_1} =({lambda_2 over lambda _1})^2 =100)

10.

Hạt sơ cấp nào sau đây không phải là leptôn?

A:

Êlectron 

B:

Proton  

C:

Pôzitron

D:

Nơtrinô

Đáp án: B

11.

Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4(pi t)–0,02(pi x)) (u và x tính bằng cm, t 
tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là 

A:

100 cm/s

B:

150 cm/s

C:

200 cm/s

D:

50 cm/s

Đáp án: C

12.

Gọi τ là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi bốn lần. Sau thời 
gian 2τ số hạt nhân còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu? 

A:

25,25%

B:

93,75%

C:

6,25%

D:

13,50%

Đáp án: C

13.

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A:

Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng

B:

Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau

C:

Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không

D:

Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động

Đáp án: D

Phô tôn chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động

=> Đáp án D

14.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6(mu)m. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là 2,5m, bề rộng của miền giao thoa là 1,25cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là

A:

21 vân

B:

15 vân

C:

17 vân

D:

19 vân

Đáp án: C

i = 1,5mm => (L over i) = (12,5 over 1,5) (approx) 8,33  => có 9 vân sáng, 8 vân tối => có 17 vân

=> đáp án C

15.

Xét mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là

A:

2

B:

4

C:

(1 over 2)

D:

(1 over 4)

Đáp án: A

=> Đáp án A

Nguồn: /