Danh sách bài viết

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh

Cập nhật: 23/09/2021

Lười biếng thực sự không tốt, nhưng khoa học cũng chứng minh "lười không phải là một cái tội".

Lý lẽ của kẻ lười đã được khoa học chứng minh

Lười biếng hẳn nhiên không phải là điều gì đáng để tự hào. Nhưng bạn biết không, theo giới khoa học thì "lười cũng không phải là một cái tội" và điều này sẽ được chứng minh ngay thôi.

1. Chống lại bản tính lười biếng là đi ngược quá trình tiến hóa

Cuộc sống hiện đại của con người luôn bận rộn với những lo toan thường ngày. Và ai cũng mong muốn có thể bắt nhịp được với cuộc sống đó.

Tuy nhiên theo các khoa học gia, chúng ta dường như đang chống lại quy luật tự nhiên từ hàng triệu năm trước, vì những người lười nhất mới là những người sống sót.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh
Lười quá chả muốn làm gì...

Nghe có vẻ hoang đường đúng không? Bởi nếu bạn không buồn nhấc chân chạy khi gặp nguy hiểm thì làm sao có thể sống sót? Mấu chốt vấn đề nằm ở việc "dự trữ năng lượng".

Các khoa học gia cho biết, vào những thời điểm thức ăn khan hiếm trong quá khứ thì dự trữ năng lượng là điều tối quan trọng. Trong đó, việc ngồi yên một chỗ là cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này. Nhờ vậy, trở nên lười nhác lại thực sự cứu sống tổ tiên chúng ta ngày xưa.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh

Còn hiện tại, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng dường như ý niệm "ngồi im dự trữ năng lượng" vẫn còn trong tâm trí của con người ngày nay, khiến chúng ta chỉ muốn nằm dài và không phải làm việc.

2. Lười là do họ sở hữu một dạng gene lạ, đột biến

Nhiều người cho rằng, chính những người luôn cầu tiến, nỗ lực học tập, làm việc để có được vị trí cao trong xã hội vô tình làm cho những kẻ lười biếng trở nên thê thảm hơn.

Tuy nhiên theo các khoa học gia, những người lười không đáng bị chỉ trích bởi có thể họ bị ảnh hưởng bởi một dạng đột biến gene khiến cơ thể trở nên cực kì lười.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh
Đừng bắt em dậy mà, lười lắm...

Gene đột biến này có tên SLC35D3 có thể tạo ra protein tác động kìm hãm đến hệ thống sản sinh dopamine - hormone hạnh phúc giúp con người trải nghiệm cảm giác vui thú, khoái lạc...

Trong một thí nghiệm của Viện di truyền và sinh học Bắc Kinh trên chuột, những cá thể chuột mang gene này chỉ có mức hoạt động bằng 1/3 so với chuột bình thường. Thậm chí khi chúng di chuyển đến chỗ thức ăn, chúng cũng di chuyển chậm hơn.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh
Bao giờ có thuốc chữa lười hẵng gọi em dậy...

Còn ở người, tỉ lệ mắc gene này chỉ là 0,5% - nhưng điều này có nghĩa, hàng triệu người trên Trái đất đang mắc phải bệnh lười.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc giúp kích thích các thụ thể dopamine và giúp chuột hoạt động bình thường. Và nếu thuốc được ứng dụng thành công - sẽ có hàng triệu người thoát khỏi "căn bệnh lười".

3. Tất cả đều lười giống nhau cả mà

Với sự xuất hiện của Internet, ngày nay chúng ta có thể tìm được bất cứ thông tin gì mong muốn thay vì phải bỏ công tìm kiếm trong phòng đọc của thư viện. Hệ quả tất yếu là thời gian làm việc sẽ giảm xuống đáng kể so với quá khứ và ta sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi.

Nhưng thời gian rảnh rỗi được sử dụng để làm gì? Nhiều người chọn giải pháp ngủ nhiều hơn, xem Tivi nhiều hơn và dường như không tìm ra hứng thú với những công việc trau dồi bản thân như đọc sách.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh

Trong một cuộc khảo sát tại Anh với trên 2.000 người thì có tới 60% đã thú nhận rằng, họ nói dối về việc đọc một cuốn sách. Điều này cũng dễ hiểu khi một cuốn sách dày cả trăm trang có thể được tóm tắt trong vòng 2.000 từ trên mạng Internet.

Nhưng ngay cả chuyện giải trí chúng ta cũng lười. Trong một khảo sát do CNN thực hiện, có tới 90% game thủ không hoàn thành game họ đang chơi chỉ vì... ngại.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh
Có thể nói thế hệ ngày nay là thế hệ lười nhất từ trước tới giờ.

4. Những người lười biếng sẽ “giải cứu thế giới”

Lịch sử đã chứng minh: hầu hết những phát minh mới đều nhằm mục đích thỏa mãn "sự lười" của con người, bằng cách giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sức lực.

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh

Chẳng phải xe đạp được phát minh ra nhằm giúp chúng ta không phải đi bộ? Khi đạp xe cũng thấy mỏi chân, chúng ta lại có ô tô, xe máy. Và đến khi di chuyển bằng ô tô, xe máy quá mất thời gian, người ta phát minh ra máy bay.

Ngay cả tỉ phú Bill Gates cũng từng phát biểu một câu khiến những người lười cảm thấy... nức lòng: "Hãy luôn chọn những người lười biếng để làm việc khó, vì họ sẽ tìm ra cách đơn giản nhất để hoàn thành".

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh
Anh chỉ thuê mấy cậu lười thôi...

Vì thế nếu bạn là người có “đức tính” này, bạn đừng ngần ngại là chính mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ được nằm chơi cả ngày, mà vẫn cần phải làm việc theo cách... lười nhất có thể mới có cơ hội để thay đổi thế giới.


    Nguồn: /

    Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

    Y tế - Sức khỏe

    Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

    Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

    Y tế - Sức khỏe

    Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

    Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

    Y tế - Sức khỏe

    Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

    Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

    Y tế - Sức khỏe

    Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

    Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

    Y tế - Sức khỏe

    Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

    5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

    Y tế - Sức khỏe

    Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

    Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

    Y tế - Sức khỏe

    Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

    Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

    Y tế - Sức khỏe

    Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

    Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

    Y tế - Sức khỏe

    Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

    Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

    Y tế - Sức khỏe

    Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...