Cập nhật: 14/12/2022
Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến tặng tồn tại lâu hơn ở bên ngoài cơ thể và có thể giảm nguy cơ thất bại sau khi cấy ghép.
Hiện tại, những trái tim được hiến tặng chỉ có thể tồn tại trong khoảng bốn giờ trong kho lạnh, điều này không có nhiều thời gian cho việc chuyển chúng từ người cho đến người nhận. Phần lớn vấn đề phát sinh là do một phân tử có tên gọi là succinate tích tụ trong cơ quan nội tạng khi nó được bảo quản lạnh. Sau đó, khi máu được đưa trở lại tim, succinate có thể gây ra tình trạng stress oxy hóa có thể gây tổn thương và dẫn đến suy tim, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm cho bệnh nhân cấy ghép.
Đối với nghiên cứu mới này, các nhà khoa học tại Đại học Michigan đã nỗ lực tìm ra cách giải quyết vấn đề đó bằng cách sử dụng itaconate, một loại enzyme được biết là có tác dụng vô hiệu hóa succinat. Khi quét các cơ sở dữ liệu về các hiệu ứng trao đổi chất, nhóm nghiên cứu đã xác định được một loại thuốc có tên là axit valproic là một nguồn itaconate đầy hứa hẹn.
Trong các thử nghiệm trên tim người và lợn trong kho lạnh, axit valproic hỗ trợ cho tim sản xuất chất chống oxy hóa và protein chống viêm, giúp loại bỏ căng thẳng do succinate gây ra.
Paul Tang, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Từ màn hình chuyển hóa, chúng tôi phát hiện ra rằng axit valproic có thể khôi phục lại trái tim của người hiến tặng để tạo ra itaconate có lợi trong quá trình bảo quản. Trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng trái tim trên thực tế hoạt động rất tích cực về mặt sinh học khi được bảo quản trong kho lạnh, điều này mở ra cơ hội trị liệu giúp nó tự bảo vệ nó khỏi stress trao đổi chất trong thời gian này. Điều này không chỉ tăng gấp đôi thời gian tồn tại có thể cho tim trong kho lạnh mà còn có thể làm giảm nguy cơ rối loạn chức năng cấy ghép ban đầu, giúp việc cấy ghép trở nên an toàn hơn”.
Kết quả này có thể cải thiện đáng kể kết quả cho những bệnh nhân cần cấy ghép tim, nhờ nó cho phép các cơ quan cấy ghép có thể di chuyển xa hơn và cho bệnh nhân nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Điều đó cũng sẽ làm giảm số lượng tim hiến tặng bị lãng phí và giúp giải quyết tình trạng tồn đọng của bệnh nhân trong danh sách chờ. Và những lợi ích có thể không dừng lại ở cấy ghép tim.
Eugene Chen, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Có thể áp dụng để bảo quản các cơ quan khác như phổi, gan và thận. Tôi cũng dự đoán chiến lược điều trị này sẽ phù hợp với các tình trạng khác khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ”.
Điều có lẽ tốt nhất là axit valproic đã được FDA chấp thuận và được sử dụng để điều trị co giật. Do đó, có nghĩa là, việc đưa thuốc này vào thử nghiệm lâm sàng sẽ nhanh hơn so với các loại thuốc khác chưa được thử nghiệm đầy đủ – mặc dù vẫn còn những rào cản trong đó.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Nguồn: NASATI / P.T.T