Danh sách bài viết

5 sự thật "kỳ cục" sẽ thay đổi cách nhìn nhận của bạn về thế giới động vật

Cập nhật: 10/05/2021

Thế giới động vật vẫn ẩn chứa rất nhiều bí mật. Tuy nhiên, những bí mật này có thể đã được giải đáp từ rất lâu mà chúng ta vẫn không hề hay biết. Những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng điều này.

1. Cá heo – sinh vật không biết ngủ

Không giống như các loài cá dưới đại dương, cá heo thuộc lớp thú, nên chúng hô hấp bằng phổi. Do đó, chúng không thể lặn quá sâu và luôn cần phải ngoi lên mặt nước thường xuyên để thở.

Vậy nếu cá heo luôn bận... thở thì chúng ngủ vào lúc nào?

Không cẩn thận thì cá heo cũng chết đuối.
Không cẩn thận thì cá heo cũng chết đuối.

Câu trả lời là chúng không ngủ, vì lỡ "ngủ gật" một chút thôi cá heo có thể sẽ chết đuối (vâng - cá chết đuối).

Nguyên nhân cũng vì quá trình hô hấp của cá heo dựa hoàn toàn vào nhận thức, tức là chúng phải nghĩ đến hành động ấy mỗi lần thực hiện. Điều này hoàn toàn khác với cơ chế thở tự động của các loài cá thở bằng mang hoặc các loài động vật trên cạn.

Để ngủ được, cá heo sẽ "tắt" một bên bán cầu não.
Để ngủ được, cá heo sẽ "tắt" một bên bán cầu não.

Nhưng nếu không ngủ, chúng sẽ "sạc" năng lượng như thế nào? Đó là nhờ một cơ chế đặc biệt của cá heo, giúp chúng "tắt" một bên bán cầu não được đó là hệ thống dừng hoạt động của từng bán cầu não để nghỉ ngơi, nhờ đó thay phiên nhau vừa ngủ vừa... thở. Trong trạng thái này, cá heo bơi chậm hơn với con mắt kết nối với bán cầu đã "hết ca trực" nhắm lại.

2. Bướm – "tự nhiên như ruồi"

Người ta nói "tự nhiên như ruồi" - ám chỉ những người không mời mà đến, giống như loài ruồi luôn tìm cách vo ve bên cạnh đồ ăn vậy.

Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên đổi thành "tự nhiên như... bướm" thì hợp hơn, vì đây cũng là một loài hết sức hồn nhiên.

"Nạn nhân" phải hứng chịu sự tự nhiên của loài bướm thường là rùa.
"Nạn nhân" phải hứng chịu sự tự nhiên của loài bướm thường là rùa.

Vì sao vậy? Nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn của chúng. Bướm chủ yếu ăn mật hoa, nhưng mật hoa thì không cung cấp đủ muối - thứ rất quan trọng trong quá trình sinh sản và trao đổi chất. Do đó bướm phải bù lượng thiếu hụt đó bằng cách... xông vào uống nước mắt của loài khác.

Đôi khi chúng chọn cả cá sấu để uống nước mắt.
Đôi khi chúng chọn cả cá sấu để uống nước mắt.

Loài mà bướm hay lựa chọn để "xin tí nước mắt" là rùa, vì rùa nổi tiếng chậm chạp. Ngoài ra, nếu "cùng quẫn" quá, chúng sẽ phải viện đến... nước tiểu, quần áo đẫm mồ hôi hoặc thậm chí lao cả vào con người.

3. Sóc cũng... xức "nước hoa"

Khác với cơ chế "hữu xạ tự nhiên hương" của chồn, sóc phải tự tạo ra cho mình một mùi đặc biệt để tự vệ. Và phải thực sự kỳ công, sóc mới khiến cơ thể tỏa hương được.

"Nước hoa" của sóc.
"Nước hoa" của sóc.

Sóc được phát hiện nhai những lớp da đã lột của rắn đuôi chuông rồi sau đó liếm vào bộ lông của mình.

Khi chúng mang mùi chết chóc của rắn thì có loài nào dám động vào chứ? Cơ chế này có khả năng bảo vệ sóc khỏi động vật săn mồi, kí sinh trùng và cả những con sóc "đầu gấu" khác.

4. Cá sấu – "người đẹp" không tuổi

Cá sấu có cấu tạo sinh học không bị lão hóa theo thời gian. Điều đó có nghĩa là một con cá sấu sẽ vẫn rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh dù 2 hay 20 tuổi.

Do điểm đặc biệt này, cá sấu có thể được mệnh danh là "người đẹp không tuổi" giữa muôn loài động vật.

Cá sấu có cấu tạo sinh học không bị lão hóa theo thời gian.
Cá sấu có cấu tạo sinh học không bị lão hóa theo thời gian.

Theo lý thuyết, chỉ cần không bị thương, cá sấu có thể sống hàng trăm năm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đó thực sự là những cá thể... siêu hiếm. Dù không chết già, cá sấu cũng chết vì bị săn bắt, vì săn nhầm những con mồi quá "cứng" như hà mã và đặc biệt là vì... chết đói.

Trên thực tế cá sấu càng lớn thì càng đòi hỏi một lượng thức ăn nhiều hơn. Chúng sẽ chết đói khi lượng thức ăn thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng nữa.

5. Đười ươi mắc bệnh y như người

Cả bệnh đùa dai của con người cũng mắc luôn!
Cả bệnh đùa dai của con người cũng mắc luôn!

Việc thú mắc bệnh của người không phải là hiếm, nhưng đười ươi thì đặc biệt hơn: chúng có thể bị lây hầu như tất cả những căn bệnh của con người. Từ cảm cúm đến HIV - chúng đều có thể bị nhiễm.

Thậm chí ngay cả những căn bệnh về răng miệng như nha chu (bệnh về tổ chức răng gây rụng răng bất thường), chúng cũng có thể mắc phải.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ