Danh sách bài viết

Ba loài trăn ở Việt Nam đều nằm trong sách đỏ

Cập nhật: 11/05/2021

Trong ba loài trăn ở Việt Nam thì trăn đất có kích thước và trọng lượng lớn nhất, sau đó đến trăn gấm và cuối cùng là trăn cộc.

Trăn đất Python molurus

Chúng có kích thước, trọng lượng lớn nhất trong các loài trăn được tìm thấy ở Việt Nam với kích thước trung bình 4-6m, một số cá thể dài khoảng 8m và nặng hơn 100kg.

Trăn đất đầu dài, nhỏ, màu nâu xám. Mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Ở đồng bằng Nam Bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây. Vào mùa đông ở miền Bắc, loài thường ở trong hang hốc và chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm; còn vào mùa hè chúng thích ngâm mình trong nước.

Trăn đất có trọng lượng lên đến 100kg.
Trăn đất có trọng lượng lên đến 100kg. (Ảnh: WIkipedia).

Thức ăn của loài chủ yếu là gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát. Hiện số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do mất nơi cư trú và bị săn bắn. Trăn đất nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.

Trăn gấm Python reticulatus

Loài này dài 6-7m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Những hoa văn độc đáo khiến người quan sát rất khó nhận biết khi chúng cuộn tròn trên lớp thảm mục thực vật quanh gốc cây lớn trong rừng thưa.

Trăn gấm Python reticulatus.
Trăn gấm Python reticulatus. (Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo).

Trăn gấm có thể leo cây và cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước rồi chờ con mồi ngang qua để tấn công.

Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...

Trăn gấm cũng nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.

Trăn cộc Python brongersmai

So với hai loài trên, trăn cộc có kích thước nhỏ nhất với chiều dài cơ thể 2m và cũng là loài hiếm nhất. Trăn cộc phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Cơ thể chúng có rất nhiều màu sắc như đen, đỏ thắm, trắng kèm hoa văn bắt mắt.

Trăn cộc rất hiếm ở Việt Nam.
Trăn cộc rất hiếm ở Việt Nam. (Ảnh: VnCreatures).

Theo trang Sinh vật rừng Việt Nam, loài trăn này có đầu nhỏ, hình tam giác, thường ăn các loài thú và chim và nằm trong sách đỏ Việt Nam. Đầu của chúng màu vàng nhạt, có một vệt xám đen chạy từ mõm bao hết phần má, môi trên và dưới kéo dài ra tới cổ.

Trước đó trưa 10/12, người dân thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ (Hiệp Đức, Quảng Nam) bắt được con trăn gấm dài 5m, nặng hơn 30kg sau khi nuốt trọn bê con. Bà con nghi ngờ trăn là thủ phạm tấn công đàn bò và dê thời gian qua.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ