Danh sách bài viết

Bảo tồn 5 loại cây đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng

Cập nhật: 13/10/2020

Ngày 22/11, tại thành phố Nha Trang, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp các sở, ngành liên quan để triển khai các biện pháp bảo tồn, tránh nguy cơ tuyệt chủng với 5 loại cây đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam sinh trưởng tại vùng bán đảo Cam Ranh gồm Chai lá cong, Sao lá tim, Gõ biển, Dầu Côn Đảo và Cóc đỏ.

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp, cây Chai lá cong (Shorea falcata) là loại cây đặc hữu của Việt Nam và quần thể tự nhiên chỉ còn tìm thấy ở Khánh Hòa. Cây này được xếp ở mức Rất nguy cấp (CR) theo Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ của thế giới (IUCN).

Bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa
Bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa

Cây Sao lá tim (Hopea cordata) cũng là cây thuộc mức CR, ở Việt Nam chỉ có tại bán đảo Cam Ranh, xuất hiện rải rác ở dạng gỗ nhỏ.

Cây Dầu Côn Đảo (Dipterocarpus condorensis) là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bổ chính ở Côn Đảo, rải rác ở Bình Thuận, còn ở Khánh Hòa chỉ tìm thấy ở thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm) khoảng 30 cá thể.

Cây Gõ biển (Sindora maritima) phân bố ở một số tỉnh miền Trung, đang bị thu hẹp vùng phân bố và đang được đề nghị xếp hạng Ít nguy cấp (LC).

Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loại cây ngập mặn được xếp vào mức sẽ nguy cấp (VU).

Để bảo tồn những loại cây trên, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Ban quản lý các dự án khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh phối hợp với chủ đầu tư cam kết bảo tồn các loài cây quý hiếm trên.

Các công viên thuộc dự án khu du lịch này phải thực hiện theo hướng trở thành nơi bảo tồn, phát triển các loại cây quý. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp điều tra, đánh giá tình trạng phân bố, nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen, có kế hoạch nhân giống, trồng thử nghiệm…

Các địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân, tránh tình trạng chặt phá bừa bãi.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ