Danh sách bài viết

Bệnh viện Trung ương Huế - Y học, Y tế

Cập nhật: 10/10/2020

Bệnh viện Trung ương Huế, được thành lập năm 1894, là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam. Bệnh viện tọa lạc tại số 16 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lịch sử

Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, thành lập năm 1894, đến nay đã trên 125 năm. Tháng Ba năm 1961, bệnh viện đã được tân trang với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và xây thêm Khoa Nhi (cũ) với hơn 100 giường.. Đến năm 1972 Bệnh viện được xây dựng lại lần thứ 2 với sự hỗ trợ của chính phủ CHLB Đức, KTS Trần Đình Quyền là người thiết kế bệnh viện.

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng Bệnh viện danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, danh hiệu Bệnh viện hạng đặc biệt năm 2009. Đây là một trong ba bệnh viện đa khoa lớn và tiên tiến nhất Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy tại TP Hồ Chí Minh). Đây là bệnh viện chính của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Bệnh viện toạ lạc bên bờ Nam sông Hương, thành phố Huế.

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế là GS.TS Phạm Như Hiệp, Bí thư Đảng uỷ Bệnh viện là PGS. TS. Nguyễn Duy Thăng.

Nhiệm vụ

Là trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Chức năng nhiệm vụ theo Quyết định 890/QĐ-TTg ngày 18/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ:

Chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về hoạt động khám chữa bệnh tuyến cao nhất, chỉ đạo tuyến dưới cho nhân dân toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Kết hợp với Trường Đại học Y Dược Huế đào tạo cán bộ đại học và sau đại học cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.

Ngoài ra, còn đảm nhận các nhiệm vụ sau:

- Chỉ đạo tuyến và cử cán bộ tăng cường giúp đỡ cho các bệnh viện tuyến dưới (công tác 1816) cho 14 tỉnh của khu vực miền Trung và Tây Nguyên về 15 chuyên ngành và 10 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên về sức khỏe sinh sản.

- Khám sức khỏe cho những người đi học tập và lao động ở nước ngoài, khám chữa bệnh cho người nước ngoài đến làm việc, học tập và du lịch tại Việt Nam.

- Phòng bệnh và chống dịch

- Đào tạo Bác sĩ chuyên khoa cấp I, II (từ 2011) và đào tạo thực hành cho cán bộ y tế tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên

- Hợp tác quốc tế

- Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Bệnh viện hiện có hơn 100 cán bộ làm công tác giảng dạy kiêm nhiệm tại Trường Đại học Y Dược Huế.

Hàng ngày có khoảng 2500 sinh viên Trường Đại học Y Dược Huế, 400 học viên sau đại học, 1000 sinh viên Cao đẳng và Trung học y tế và nhiều sinh viên, nội trú, BS nước ngoài,... đến học tập tại bệnh viện.

Bệnh viện và các trường phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo cán bộ đại học và sau đại học (từ trung học đến tiến sĩ) cho 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nhân lực

  • Là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, hạng đặc biệt, 3 cơ sở (CS1, CS2 và BV Quốc tế Trung ương Huế), có quy mô 2983 giường bệnh nội trú và 100 giường lưu, nhưng bệnh nhân thường xuyên Khoảng 3800-4000, thực hiện chức năng khám chữa bệnh cao nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là nơi đào tạo thực hành cho các cán bộ đại học, sau đại học, điều dưỡng...
  • Bệnh viện hiện có trên 3000 cán bộ viên chức, trong đó cán bộ đại học và sau đại học là gần 1000, bao gồm 5 Thầy thuốc nhân dân, 50 Thầy thuốc ưu tú, trên 40 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và trên 500 Bác sĩ, Dược sĩ, CKI, CKII và Thạc sĩ, CN Điều dưỡng. Ngoài ra còn có 152 cán bộ của Trường Đại học Y Dược Huế làm việc tại Bệnh viện.
  • Bệnh viện Trung ương Huế có trên 100 Khoa Phòng gồm các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các phòng chức năng và 08 Trung tâm: Trung tâm Huyết học Truyền máu, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Nhi, Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và Quốc tế, Trung tâm Răng hàm mặt, Trung tâm mắt. Cơ sở 2 của BVTW Huế được tiếp nhận và đi vào hoạt động từ 10.2016 với 600 bệnh nhân.
  • Có khả nǎng đảm nhận tốt các kỹ thuật mới của y học có trình độ phát triển kỹ thuật ngang tầm với 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP HCM

Triển khai kỹ thuật

Tiếp nhận hàng năm khoảng hơn 130.000 bệnh nhân điều trị nội trú (năm 2017 là 131.000; 2018 là 140.000), hàng năm khoảng 700.000 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú (năm 2017 là 674.000, 2018 là 700.000), điều trị cho rất nhiều bệnh nhân người nước ngoài du lịch, công tác và làm việc tại khu vực miền Trung và Thừa thiên - Huế (trên 2000 bệnh nhân năm 2017). Phẫu thuật hơn 37.000 ca/năm (50 phòng mổ). Bệnh viện Trung ương Huế triển khai đồng bộ các kỹ thuật cao theo chuẩn của Trung tâm y tế chuyên sâu, bao gồm:

  • Triển khai thận nhân tạo (từ nǎm 1982), hiện tại có 70 máy lọc máu và lọc máu liên tục. Ghép thận (năm 2001), đến nay thực hiện thành công trên 700 cặp, 100% thành công, là đơn vị đầu tiên của Việt Nam thực hiện lấy thận ghép nội soi (2002), rửa thận ngược dòng qua đường tĩnh mạch, ghép lại thận lần thứ 2, thứ 3, ghép thận ở bệnh nhân không cùng nhóm máu...
  • Trung tâm tim mạch: Triển khai mổ tim kín (từ năm 1986), tim hở (từ năm 1999). Đến nay đã mổ tăng hơn 1000 ca/năm, tổng số khoảng hơn 10000 trường hợp. Can thiệp cấp cứu tim mạch (từ 1998), đến nay trung bình khoảng 3000 ca/năm. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn (năm 1996), chụp, nong, đặt stent (1998), Stent graff, mạch máu ngoại vi, nối bắc cầu ĐMV (1999) đã nối tới 3 cầu, ngoài ra còn thực hiện tất cả các loại phẫu thuật tim hở từ tim bẩm sinh cho tới động mạch vành. Là cơ sở được nhà nước cho phép thực hiện ghép tim trên người cho chết não (từ 2010) và thực hiện thành công trường hợp ghép tim đầu tiên năm 2011. Cấy tim nhân tạo Heartware (năm 2015).
  • Đặc biệt, ngày 02/3/2011, Bệnh viện đã thực hiện thành công trường hợp ghép tim đầu tiên trên người cho chết não với kỹ thuật bicaval (trên 1 bệnh nhân 26 tuổi, suy tim độ IV do viêm cơ tim). Đây cũng là trường hợp ghép tim đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện hoàn toàn bởi các thầy thuốc Việt Nam (Ê kíp của Bệnh viện Trung ương Huế). Cho đến nay đã thực hiện thành công 4 trường hợp (tất cả đều đang sống bình thường).
  • Nội soi can thiệp (1990) đến nay đã thực hiện hầu hết các kỹ thuật về nội soi can thiệp: ERCP - SE lấy sỏi mật - tuỵ, đặt stent đường mật, ống tiêu hóa, tiêm cầm máu ổ loét chảy máu, thắt tĩnh mạch trướng thực quản, mở thông dạ dày, nối nang giả tuỵ với dạ dày,...
  • Phẫu thuật nội soi từ 1999, đến nay đã thực hiện tốt trong tất cả các lĩnh vực: tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình, thần kinh,tiết niệu, sản phụ khoa,... như cắt thực quản, dạ dày nội soi, cắt đại trực tràng nội soi, cắt gan, tuỵ nội soi, Phẫu thuật nội soi một lỗ (2010), phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên đầu tiên tại Việt Nam, đặc biệt thực hiện cắt ung thư đại tràng qua âm đạo đầu tiên trên thế giới (2013), TaTME đầu tiên của Việt nam (2013), phẫu thuật nội soi 3D (2015), 4K (2018), nội soi phá sàn não thất, cắt thận, ghép, bệnh lý niệu quản khúc nối, nhi,... cùng nhiều loại phẫu thuật nội soi khó và phức tạp khác.
  • Trung tâm ung bướu với 500 bệnh nhân, thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến như: Xạ trị gia tốc điều biến liều và xạ phẫu trên máy gia tốc đầu tiên tại Việt Nam (2015), là nơi xạ trị cho bệnh nhân ung thư nhi duy nhất tại Việt nam (2015) hàng năm thực hiện cho 35-40 bệnh nhi như các trung tâm xạ trị nhi lớn trên thế giới, khoa Ung thư nhi với đơn vị Ghép tuỷ (Trung tâm Nhi) được thành lập 2018 điều trị cho bệnh ung thư nhi khu vực miền Trung, Tây nguyên và cả nước.
  • Trung tâm Huyết học truyền máu: Thực hiện hầu hết các kỹ thuật hiện đại về ATTM (HbsAg, HBsCg, HbsEg, HIV...), miễn dịch, HLA phục vụ cho công tác ghép tạng... Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo CBĐH, SĐH và chỉ đạo tuyến cần 14 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt thực hiện ghép tế bào gốc trong điều trị hỗ trợ một số bệnh lý như ung thư vú, ung thư buồng trứng (2014), nuôi cấy tế bào gốc, hoặc các bệnh lý khác.
  • Phụ sản: có nhiệm vụ đào tạo CBĐH, SĐH và chỉ đạo 10 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên về chǎm sóc sức khỏe sinh sản. Trung tâm điều trị hiếm muộn-vô sinh giai đoạn IUI, IVF,... là đơn vị triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và trữ lạnh phôi thủy tinh hóa đầu tiên và duy nhất tại miền Trung, từ năm 2008 đến nay có hàng trăm trẻ sơ sinh ra đời theo phương pháp IVF (1000 ca năm 2017), là 1 trong 3 trung tâm được cho phép mang thai hộ tại Việt Nam (ca đầu tiên thành công năm 2016, đến nay là 6 ca)...
  • Cận lâm sàng: thực hiện được tất cả những yêu cầu các kỹ thuật tiên tiến đã triển khai của bệnh viện trên cả nước, kể cả ghép tủy (2000),...
  • Nhìn chung Bệnh viện là đơn vị thực hiện được hầu hết các kỹ thuật của tất cả các chuyên khoa trong danh mục phân tuyến kỹ thuật của ngành y tế (trên 18000 kỹ thuật các loại). Hàng năm, hàng trăm kỹ thuật mới được triển khai thực hiện tại Bệnh viện

Các công trình đã khánh thành

Ngoài các công trình, dự án đã khánh thành trong giai đoạn I như: Trung tâm Nhi, Trung tâm kỹ thuật cao (ODA), Trung tâm Tim mạch, dự án Phát triển nguồn nhân lực (JICA) Bệnh viện còn xây dựng và khánh thành:

1. Khánh thành khu nhà hậu cần 6 tầng trên nguồn vốn đối ứng 25 tỷ đồng (tháng 4.2008), với hơn 7.000m², hội trường 512 chỗ, căng tin 1.200m²,...

2. Khánh thành Trung tâm Huyết học truyền máu miền Trung vào 12.2008 (6.000m²), do World Bank tài trợ (8 triệu USD)

3. Trung tâm Đào tạo - Khoa Mắt, nguồn vốn hơn 5 triệu đô la do AP tài trợ, khánh thành 12.2009

4. Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế với nguồn vốn 200 tỷ, 300 giường với diện tích trên 10.000m², khánh thành 3/2014

5. Trung tâm Ung bướu với 7 tầng, 14.000m². Gồm 17.000.000 Euro trang thiết bị: dao Gama thế hệ mới, 2 máy gia tốc tuyến tính kèm hệ thống mô phỏng, Pet CT, MRI focus, hệ thống xạ trị trong mổ, 2 phòng mổ, 300 giường bệnh,... do tổ chức VAMED Áo tài trợ và 200 tỷ tiền xây dựng cơ bản dựa trên nguồn vốn kích cầu (2016)

6. Xây dựng Trung tâm - Khoa Đột quị (2018) là Khoa Đột quị thứ 3 trên toàn quốc (1 ở BVTW Quân đội 108, 1 ở BV 115).

7. Xây dựng khoa Ung thư Nhi - Đơn vị ghép tuỷ (2018) hiện đại nhất Việt nam, hoàn thiện thiết chế của Trung tâm Nhi.

8. Ngày 12/8/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1592/QĐ-TTg về việc chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sang Bộ Y tế quản lý. Theo đó, chuyển giao nguyên trạng về tổ chức, bộ máy, nhân lực, tài sản, tài chính và các quyền, nghĩa vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sang Bộ Y tế quản lý, kể từ ngày 15/8/2016 và đi vào hoạt động 10.2016.[3]

Tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trung tâm y tế chuyên sâu giai đoạn II

1. Xây dựng những hạn mục còn lại của Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế, xây dựng Bệnh viện Quốc tế giai đoạn II

2. Trung tâm Phụ sản với 6 tầng - 300 giường, 5 phòng mổ - 15 phòng sinh với các trang thiết bị hiện đại, 18.000m2 trị giá 300 tỷ (2018).

3. Xây dựng dự án hoàn thành Giai đoạn II, Trung tâm Ung bướu (Cyclotron, PET).

4. Khu vực ngoại vi cho các liên chuyên khoa hệ nội (với các toà nhà 6 tầng, tổng diện tích 15000 m²)

5. Khu vực dành cho các khoa ngoại với 6 tầng, 500 giường bệnh, tổng diện tích 14.000 m².

6. Xây dựng Khu nhà Huyết học Lâm sàng

Chú thích

Tham khảo

  • "OutLine of Hue Central Hospital". Japan International Cooperation Agency. Truy cập 2008-12-07.
  • "Project for Improvement of Medical Service in the Central Region". Japan International Cooperation Agency. Truy cập 2008-12-07.
  • "Surgeon makes Hue hospital a heart haven". VNS. Truy cập 2008-12-07.
  • "Hue central hospital to build modern tumour centre". Vietnam News Agency. Truy cập 2008-12-07.
  • http://bvtwhue.com.vn/DefaultHome.aspx

Liên kết ngoài

  • Trang chủ

Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...