Danh sách bài viết

Cá mập trắng cắn nhầm mái chèo, gẫy 2 răng

Cập nhật: 14/10/2020

Tấn công vào thuyền gỗ, một cá mập trắng bị mất hai chiếc răng do cắn nhầm vào... mái chèo thuyền. 

Ảnh: ABC.

Vụ tấn công xảy ra vào hôm 18/12, tại vùng biển phía Bắc Sydney, cách bờ 400m. Đây là vùng biển có rất nhiều cá mập trắng sinh sống bởi chúng thường vào sát bờ kiếm ăn và nguồn thức ăn chính của chúng là cá hồi.

Greg Ross, một nhân viên cứu hộ tình nguyện 41 tuổi, đang đứng bên mạn thuyền thì chú cá mập trắng lao lên tấn công, cắn mạnh vào mái chèo bên cạnh mạn thuyền. 

Hai chiếc răng còn sót lại trên một mái chèo.

Greg Ross kể: "Cá mập trắng chồm lên, cắn vào mái chèo bằng gỗ. Cú tấn công thật kinh hoàng, chẳng khác gì những cảnh trong phim Hàm cá mập. Khi đó, tôi biết chắc chắn rằng con cá mập này chỉ cắn vào mái chèo mà không cắn được vào chân tôi. Mái chèo khá to và tôi nghĩ rằng cá mập cho là một con hải cẩu. Nó hất tung mái chèo từ phía dưới nước lên và cắn phập vào. Tôi đã nghe thấy một tiếng rắc khá lớn. Chú cá mập này dài khoảng 3m. Cho dù nó còn trẻ nhưng đây quả thật là một con cá mập lực lưỡng. Sau khi cắn ngập hàm răng vào mái chèo, nó bắt đầu vùng vẫy mạnh mẽ để tự giải thoát. Sau khi đã tự gỡ được hàm răng ra khỏi mái chèo, tôi nhìn thấy máu loang ra theo đường tẩu thoát của nó".

Greg Ross cũng cho biết, những chiếc răng bị gẫy sẽ nhanh chóng được mọc mới. Georgia, 12 tuổi, con gái của Ross giữ lại hai chiêc răng của chú cá mập làm kỷ niệm.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ