Danh sách bài viết

Cá nhím Diodon hystrix

Cập nhật: 30/05/2021

Cá nhím Diodon hystrix bơi chậm mặc dù chúng đập vây rất nhanh. Bình thường những cái gai khắp trên người chúng nằm ép vào thân mình, nhưng khi cơ thể phồng to lên, những gai dài và sắc nhọn đó cũng sẽ dựng đứng lên theo. Cá nhím có thể phồng to người lên bằng cách hút nước hay không khí vào, trở thành một trái bóng tròn đầy gai nhọn.Chiếc áo gai này có tác dụng trong việc chống lại các loại cá dữ: Khi phồng to lên những cái gai dựng đứng khiến cho các loại cá dữ phải dè dặt trước lúc quyết định tấn công. Tuy được bảo vệ kỹ như vậy, nhưng ở dưới nước, cá nhím vẫn là mồi của cá heo mỏ và cá mập.

Thông thường, cá nhím có thể phồng người to lên đến 300%. Nếu lỡ bị nuốt, cá nhím sẽ phồng lên trong cổ họng kẻ dám nuốt mình, chính vì thế trong nhiều trường hợp chúng có thể giết chết cá dữ. Người ta đã từng thấy con cá gai góc này mổ ngang bụng và thoát ra khỏi bụng của cá heo mỏ và cá mập. Tuy nhiên, chim diệc lại có thể chiến thắng thuyết phục trước cá nhím. Chim diệc mổ sâu vào da cá nhím, làm xì hơi, nhưng thường thì cuộc tấn công này chỉ thành công khoảng 20%.

Da của loại cá nhím này tiết ra một loại chất dịch có độc, nhưng ở Hawaii và Tahiti người ta vẫn biết cách làm để có thể ăn thịt chúng. Thịt cá nhím ngon, nhưng ít được ăn bởi chúng là loại cá độc, tốt hơn hết không nên ăn thử. Dân nuôi cá kiểng cũng thích bắt loại cá có hình dạng độc đáo này về nuôi trong bể.

Trên mỗi hàm của cá nhím, có hai răng hợp nhất lại, những cái răng này làm thành một cái mỏ cứng gần giống như mỏ chim. Nhờ cái mỏ này mà cá nhím có thể đập vỡ vỏ cứng của những con mồi như cua, động vật thân mềm hay nhím biển. Nhìn chúng phá vỏ cứng của con mồi người ta dễ liên tưởng đến cảnh một con chim đang mổ vỏ hạt cứng. Vì bơi chậm nên thức ăn của cá nhím chủ yếu là những con mồi đứng yên hay di chuyển chậm chạp, chúng cũng ăn nhiều loại giáp xác.

Thông thường, khi đang phồng to, cá nhím trôi lềnh bềnh trên mặt nước và cuối cùng hay bị sóng biển đánh dạt vào bờ. Ở một số nơi, người ta bắt chúng, bơm phồng lên, phơi khô đem bán cho khách du lịch. Vì vậy gây ra sự khan hiếm cá nhím ở nhiều khu vực trên thế giới.

Trứng cá nhím có hình cầu, trôi theo dòng nước và nở sau 5 ngày. Giai đoạn đầu, con non sống như phiêu sinh vật, vẫn còn lòng đỏ trứng bám vào người, chưa có miệng, màu mắt cũng chưa rõ. Vài ngày sau, lòng đỏ mới được dùng hết và cơ thể con non mới bắt đầu phát triển dần thành "quả cầu gai". Khi đã trưởng thành, chúng vào vùng nước cạn để sinh sống, chúng thường kiếm ăn về đêm, sống đơn độc và thường ở trong các lỗ hang và các kẽ nứt.

Thân trên của cá nhím có màu nâu vàng với những đốm đen, thân dưới màu kem. Đuôi ngắn và tròn, cơ thể dài trung bình khoảng 91cm. Cá nhím phân bố ở những vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương, Ấn Độ dương và Đại Tây dương.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ