Danh sách bài viết

Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

Cập nhật: 13/05/2021

Đây là những loài sinh vật có dáng vẻ kỳ dị mà nhiều người tin là không có thật trên đời.

    Những động vật kỳ dị đến khó tin

    Lịch sử khoa học thế giới đã không ít lần chứng kiến những sinh vật lạ được phát hiện gây xôn xao dư luận thật ra chỉ là một sản phẩm nhân tạo.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều câu chuyện không ai tin và ngỡ như trò đùa lại thực sự là bằng chứng về một loài động vật có thật trên đời.

    1. Thú mỏ vịt

    Trường hợp bị hiểu nhầm nổi tiếng nhất trong lịch sử có lẽ phải kể đến loài thú mỏ vịt. Trong một thời gian dài, do bị nhiễu loạn bởi những tin đồn thất thiệt về xác ướp Người Cá hay quái vật Hydra (một loài rồng trong truyền thuyết với 7 cái đầu), các nhà khoa học người Anh khi lần đầu tiên thấy thú mỏ vịt đã không tin đó là một loài có thật.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Mãi tận đến thế kỉ XVIII, khi nhà sinh vật học Captain John Hunter gửi một tấm da thú mỏ vịt từ Úc cho giới khoa học Mỹ, một số nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng đó là một trò lừa. Họ cho rằng người nhồi xác thú đã cố tình nhồi xác một chú vịt vào bộ da của một chú hải ly.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Một vị bác sĩ phẫu thuật tên Robert Knox đã cố gắng vạch trần trò "lừa bịp" này bằng cách tiến hành mổ xẻ tấm da và cố tìm kiếm những vết khâu chứng tỏ đó là một tấm da lắp ráp.

    Tất nhiên, ông đã không tìm thấy một đường khâu nào. Những tấm da thú mỏ vịt xuất hiện ngày càng nhiều sau đó đã chứng minh cho sự tồn tại của loài vật này.

    2. Chim thiên đường vua Saxony

    Đôi khi vẻ đẹp quá nổi bật của một loài động vật cũng khiến chúng bị coi là “siêu thực”. Điều đó thực sự đã xảy ra với loài chim thiên đường vua Saxony.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Đây là một giống chim đặc hữu chỉ có ở vùng núi rừng New Guinea. Vào cuối thế kỉ XIX, một giám đốc viện bảo tàng tại Dreschen (Anh) đã lần đầu tiên nhìn thấy giống chim này và miêu tả lại hình dáng của nó cho một nhà nghiên cứu chim tên Richard Sharpe Bowdler.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"Chim thiên đường Saxony đực sở hữu “đôi lông mày” rất dài và ấn tượng, dùng để thu hút con cái trong mùa giao phối.

    Sharpe ngay sau đó đã khẳng định, một loài chim kỳ lạ như vậy không thể tồn tại trong tự nhiên được. Tuy nhiên bất chấp những nghi ngờ, ông vẫn đi tìm loài chim lạ này và sau đó chính mình xác nhận túm lông trên đầu chim đực là lông thật chứ không phải là một túm lông giả.

    Tên gọi "Chim thiên đường vua Saxony" cũng được trao tặng cho loài chim này để ca ngợi tiếng hót âm vang của chim đực.

    3. Ngựa lai Okapi

    Trong khoảng đầu thế kỉ XX, với các nhà nghiên cứu châu Âu và châu Mỹ chuyên nghiên cứu động vật hoang dã vùng Trung Phi, Okapi là một sinh vật bí ẩn.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Liên tục có những báo cáo mới từ cuối thế kỉ XIX của vị ký giả Henry Morton Stanley về một loài động vật giống hươu cao cổ nhưng có sọc như ngựa vằn.

    Năm 1900 , tiến sĩ P.L. Sclater - thư ký của Hiệp hội Động vật học London đã cho trưng bày một cặp dây đeo súng mà theo ông biết đã được người lính thuộc từ da của một loài vật không rõ nguồn gốc.

    Sclater đã nghiên cứu và thấy loại da này rất giống da của hươu cao cổ lai với ngựa vằn nhưng không thể nào làm rõ được sự trùng hợp kỳ lạ đó.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Mẫu vật này sau đó đã bị nhiều người cho rằng chỉ là lừa đảo, rằng người chế tác đã sơn vằn trắng lên lớp da của con hươu cao cổ. Mãi đến nhiều năm sau đó sự tồn tại của loài Okapi mới được chứng thực khi Harry Johnston gửi một phần xác của con vật đến London.

    4. Vi sinh vật

    Hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhà khoa học vào thế kỷ XVII và có ai đó đến và nói với bạn rằng, những sinh vật cực nhỏ đang tồn tại, đeo bám ở khắp mọi nơi, ngay cả trên thân thể hay trong miệng bạn… và không một ai có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Hẳn là bạn sẽ không bao giờ tin điều đó đúng không?

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"Nhà nghiên cứu Antonie van Leeuwenhoek.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Năm 1676, khi Antonie van Leeuwenhoek báo cáo về những sinh vật cực kì nhỏ mà ông đã nhìn thấy dưới kính hiển vi, số đông thành viên trong Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã cười nhạo ông và cho rằng đó là một trò đùa.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Ông lẳng lặng thu thập các lời khai của những người được ông cho chứng kiến tận mắt các vi sinh vật rồi gửi cho Hội Khoa học Hoàng gia Anh. Thuyết phục trước bằng chứng được đưa ra, Hiệp hội đã xác nhận sự tồn tại của các loài vi sinh vật.

    5. Thằn lằn đầu rắn (Xà đầu long)

    Năm 1823, nhà khảo cổ học Mary Anning đã phát hiện ra bộ xương hoàn chỉnh đầu tiên của thằn lằn đầu rắn ở Lyme Regis, Dorset. Nhưng vào lúc ấy không phải ai cũng tin hóa thạch này là của loài sinh vật có thực.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"Xà đầu long là loài bò sát ăn thịt với chiếc cổ dài kinh dị. Những con thuộc họ elasmosaur có cổ dài nhất, gấp đôi chiều dài của mình và đuôi cộng lại.

    Nhà giải phẫu học và cổ sinh vật học Georges Cuvier đã suy đoán dựa theo tỷ lệ của toàn thân so với phần cổ và kết luận, hóa thạch này chỉ là một hỗn hợp từ các bộ xương của nhiều loài bò sát khác nhau.

    Các động vật có thật 100% nhưng giống y hệt "hàng fake"

    Phải mất một thời gian dài nghiên cứu cùng các nhà khảo cổ khác, cuối cùng, Cuvier mới đưa ra bằng chứng khẳng định thằn lằn đầu rắn là một loài sinh vật có thực trong thời tiền sử.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ