Danh sách bài viết

Các nhà khoa học ghi lại cảnh gấu nước đi lại để nghiên cứu, kết quả ... đáng yêu hơn ta tưởng

Cập nhật: 22/04/2021

Khả năng sống sót ở mọi môi trường dù là khắc nghiệt nhất khiến gấu nước luôn là chủ để nghiên cứu thú vị. Phơi khô, ném lên vũ trụ, ép nó va chạm với bề mặt ở tốc độ cực cao, gấu nước vẫn có thể sống sót. Và không chỉ sở hữu lớp giáp ngoài vững chắc, DNA của gấu nước cũng sở hữu những bộ giáp làm bằng protein.

Ngay cả khi bỏ đi những siêu năng lực này, gấu nước vẫn có thể tồn tại chỉ với … cách di chuyển đáng yêu. Bạn cứ thử nhìn thứ sinh vật hiển vi mạnh mẽ này đi lại trên bề mặt mà xem: ai cũng sẽ xiêu lòng trước một cá thể gấu nước mũm mĩm lặc lè di chuyển qua lại.

Gấu nước đi lại trên gel trong thử nghiệm mới.
Gấu nước đi lại trên gel trong thử nghiệm mới.

Gấu nước là một trong những con vật hiển vi có chân mà khoa học từng phát hiện ra.
Gấu nước là một trong những con vật hiển vi có chân mà khoa học từng phát hiện ra.

Nhà sinh vật học Jasmine Nirody và các cộng sự công tác tại Đại học Rockefeller đã quay lại cách loài gấu nước Hypsibius dujardini di chuyển trên những bề mặt khác nhau.

Điều thú vị nhất, và hẳn cũng là đáng ngạc nhiên nhất, về việc gấu nước đi lại là cách chúng di chuyển mượt mà nhường nào. Chúng có dáng đi cụ thể, mà lại còn rất giống những sinh vật có kích cỡ lớn hơn!”, cô Nirody viết trên Twitter.

Chúng tôi không ép chúng phải làm gì cả. Đôi lúc, gấu nước thích thư thái và tự muốn chạy quanh thôi. Có lúc, chúng thấy gì đó thú vị và lao tới”.

Nhóm nghiên cứu đã cho gấu nước đi trên nhiều bề mặt, và phát hiện ra rằng gấu nước di chuyển sống côn trùng, dù rằng hai loài thuộc hai thế giới khác nhau và cấu tạo cơ thể chẳng có điểm tương đồng.

Bạn có thể thấy rõ móng của gấu nước lộ ra khi nó cố bám lên bề mặt gel.
Bạn có thể thấy rõ móng của gấu nước lộ ra khi nó cố bám lên bề mặt gel.

Di chuyển trên mặt kính, gấu nước "quằn quại" như thế này đây.
Di chuyển trên mặt kính, gấu nước "quằn quại" như thế này đây.

Khi đi trên bề mặt kính láng mịn, gấu nước không di chuyển được xa, nhưng với bề mặt mềm dẻo như gel (các nhà khoa học đã thử hai loại gel với hai độ cứng khác nhau), nhóm đã nhận ra cách gấu nước di chuyển khác nhau trên những bề mặt cụ thể.

Chúng tôi thấy rằng gấu nước có khả năng tự điều chỉnh khả năng di chuyển khi đi lại trên bề mặt mềm. Phương pháp này cũng hiện hữu trên động vật chân đốt cho phép chúng đi lại hiệu quả trên những nền biến động hoặc sần sùi”.

Báo cáo mới vẫn chưa thể giải thích tại sao gấu nước lại có khả năng di chuyển giống công trùng, nhóm nghiên cứu cũng không dám khẳng định liệu gấu nước và côn trùng có cùng tổ tiên hay không, hay đây là phương pháp di chuyển đã được hoàn thiện bởi tiến hóa suốt hàng triệu năm qua.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ