Danh sách bài viết

Cách rửa hoa quả đúng để loại bỏ hóa chất

Cập nhật: 10/03/2016

Cách rửa hoa quả sạch và an toàn

Rửa trái cây đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là chuyện đơn giản với các bà, các mẹ. Đối với những loại trái cây khác nhau cũng cần có những mẹo riêng cho từng loại.

1. Dâu tây

Những núm xanh của quả dâu tây chỉ nên bỏ đi khi đã rửa sạch

Bỏ những quả chưa chín hẳn hoặc bị dập, bẩn và dính đất. Sau đó cho những quả còn lại vào rổ, đặt vào chậu nước, rửa ba lần, cho nước chảy ráo. Rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng bàn chải thật mềm để rửa sạch các kẽ trên bề mặt vỏ. Cuối cùng, hãy rửa lại với nước đun sôi để nguội và bảo quản trong tủ lạnh.

Những núm xanh của quả dâu tây chỉ nên bỏ đi khi đã rửa sạch, đây là quy định chung cho tất cả các quả thuộc họ dâu. Nếu bạn vặt chúng đi trước khi rửa thì nước sẽ ngấm vào quả, và chúng không còn ngon nữa.

Bật mí thú vị là người Tây Ban Nha thường rửa dâu tây bằng rượu vang trắng! Họ cho rằng, như vậy, sẽ giữ được mùi và vị của trái dâu.

2. Táo

Rửa hoa quả bằng nước muối pha loãng

Vỏ táo là nơi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là nơi tích tụ nhiều nhất các hoá chất trong quá trình bảo quản. Nhiều người thích ăn táo cả vỏ vì vỏ táo rất giòn.

Tuy nhiên, nếu rửa không đúng cách sẽ không khử hết được các hoá chất bám trên bề mặt vỏ, thậm chí có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Trước tiên, nên rửa táo qua với nước sạch 1 lần để loại bỏ bớt bụi bẩn trên lớp vỏ. Sau đó, dùng tay rửa thật sạch vỏ táo với nước muối pha loãng. Các chất sát trùng có trong muối sẽ tẩy sạch các ký sinh trùng còn lại trên vỏ quả.

Chú ý rửa kỹ phần núm quả vì đó là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và hoá chất nhất. Cuối cùng, rửa lại bằng nước lạnh và để ráo. Khi đó bạn có thể yên tâm hơn về độ vệ sinh của quả táo.

3. Nho

Hãy rửa nho dưới vòi nước

Bề mặt nho có một lớp màng rất mỏng. Lớp lông này tuy là "lá chắn" bảo vệ lớp vỏ mỏng manh và mang lại sự tươi ngon, bóng đẹp cho quả nhưng cũng lại là nơi "thu hút" bụi bặm và các loại vi khuẩn ngoài môi trường.

Chính vì vậy, trong quá trình rửa cần hết sức cẩn thận để vừa đảm bảo sạch vi trùng, vừa đảm bảo tươi ngon của loại quả này.

Hãy rửa nho dưới vòi nước, dùng tay hoặc vải bông thật mềm lau nhẹ quanh quả để khử sạch bụi và vi trùng. Không nên cho nho vào chậu và khoắng mạnh. Làm như vậy sẽ làm nho dập nát và mất đi sự tươi ngon.

Những chùm xum xuê nên dùng dao để chia ra chứ không nên giựt quả khỏi cuống. Sau đó, rửa sạch dưới vòi nước lạnh, để trong rổ cho khô ráo nước.

4. Hoa quả thuộc họ cam, chanh

Hoa quả thuộc họ cam, chanh nên tránh qua nước sôi

Những loại quả như chanh, cam, quýt… thuộc họ cam nên tráng qua nước sôi trước để tránh chất bảo quản trên bề mặt, sau đó mới rửa dưới vòi nước lạnh.

5. Các loại dưa

Bạn nên rửa dưa hấu dưới dòng nước lạnh bằng tay hoặc bằng bàn chải.

Dưa vừa ngọt vừa thơm. Bạn nên rửa dưới dòng nước lạnh bằng tay hoặc bằng bàn chải.

Lưu ý: Để khỏi giảm lượng vitamin, cần rửa trái cây nhanh. Sau khi rửa, chúng mất khả năng giữ được lâu vì phần vỏ ngoài đã bị tổn thương. Vì vậy, trái cây sau khi rửa không nên để lâu. Để không mất các chất bổ, khi gọt cần sử dụng dao bằng thép không gỉ.

Phương pháp hóa học để khử độc rau quả

Khử trùng hoa quả

  • Lấy một lượng thuốc tiêu độc potassium perinanganate pha vào một chậu nước sạch để nước có màu hồng rồi ngâm hoa quả ở dung dịch đó khoảng 10 – 15 phút, vớt ra rửa qua lại bằng nước sạch, nước đun sôi để nguội càng tốt là có thể ăn được.
  • Hoặc cho dung dịch oxycil theo tỉ lệ 0,1 – 0,2ml vào 1 lít nước sạch rồi ngâm hoa quả vào dung dịch này 2-5 phút. Loại dung dịch này không độc, không kích thích, không có mùi lạ đồng thời hiệu quả khử khuẩn tốt.
  • Tuy nhiên, nếu không có những dung dịch trên, bạn có thể rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng cũng được. Nếu là hoa quả sạch (không bảo quản hoặc ủ bằng hóa chất) thì chỉ cần rửa bằng nước sạch là dùng được.

Tổng hợp

Nguồn: / 0

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...