Danh sách bài viết

Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây thường xuân

Cập nhật: 14/10/2020

Cây thường xuân là cây cảnh đặc biệt, nó có thể leo giàn, trồng làm hàng rào… nhìn rất đẹp mắt, cây không những tạo ấn tượng cho người nhìn mà còn mà còn mang ý nghĩa phong thủy to lớn như xua đuổi tà ma, đánh tan âm khí trong nhà từ đó mang lại thịnh vượng, bình an, may mắn.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây thường xuân

      Nguồn gốc tên gọi cây thường xuân

      Cây thường xuân là cây gì?

      Cây thường xuân còn có tên gọi khác là dây thường xuân, dây Nguyệt Quế, dây lá Nho, hay dây Vạn Niên… ngoài ra còn có tên khoa học là Hedera Helix, là một loài thực vật thuộc chi Dây, là cây dây leo, thường có màu xanh. Có nguồn gốc từ Châu Á và Tây Á, sinh sống và lan trên bề mặt cao tới 20-30m.

      Cây thường xuân mang ý nghĩa xua đuổi âm khí, tà ma, mang đến bình an, may mắn cho gia chủ
      Cây thường xuân mang ý nghĩa xua đuổi âm khí, tà ma, mang đến bình an, may mắn cho gia chủ

      Cây thường xuân tiếng Anh là gì?

      Cây thường xuân tiếng Anh là Ivy, nó còn được gọi là Hedera Helix. Là một trong những loại cây phong thủy, được nhiều người ưa chuộng. Mang ý nghĩa xua đuổi âm khí, tà ma, mang đến bình an, may mắn cho gia chủ. Tùy theo không gian phòng ốc của mình mà chọn kích thước cây phù hợp. Cây dùng để trang trí nhà hàng, khách sạn, quán cafe, phòng khách… trồng trong chậu để ở bàn, treo ở ban công, làm hàng rào...

      Đặc điểm giống cây thường xuân

      • Cây thường xuân là dạng dây leo, có màu xanh, rất dễ trồng.
      • Thân dây có khá nhiều đốt, trên mỗi đốt đều có lá và rễ (giống như cây trầu bà), giúp cây dễ bám chắc và nhanh phát triển hơn.
      • Khi cành non mới ra lá thường có màu xanh nhạt và có lông phủ, màu xanh đó sẽ đậm dần khi chúng trưởng thành và phát triển. Khi cây phát triển tốt nó sẽ ra hoa và quả.
      • Hoa nở có màu vàng và mùi thơm thoang thoảng, hoa có 5 cánh, kể từ khi ra hoa thì sau 1-2 tháng mới thành quả, quả thường có màu vàng hoặc đỏ.
      • Điều đặc biệt là, nếu trồng trong nhà cây sẽ không nở hoa vì không đủ ánh nắng, nếu trồng ngoài trời hoặc làm hàng rào thì hoa sẽ nở rất đẹp. Cây thường xuân là họ dây leo, nên dễ dàng uốn để tạo hình theo ý muốn.

      Công dụng cây thường xuân

      Cây có tác dụng lọc không khí rất tốt.
      Cây có tác dụng lọc không khí rất tốt.

      Cây có tác dụng lọc không khí rất tốt, có thể gọi là lá phổi của môi trường, cây thường xuân hấp thụ các khí độc hại như aldehyde formic, benzen, khói thuốc lá… những chất có nguy cơ gây ung thư để trả lại môi trường trong lành và sạch sẽ hơn.

      Về mặt y học, thường xuân còn được sử dụng như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh khác nhau như giải độc cơ thể, hạ đường huyết.

      Cách trồng và chăm sóc cây thường xuân

      Cây cho lá xanh quanh năm nên có thể gọi đây là cây thường xanh, thường xuân phát triển mạnh mẽ, có sức sống mãnh liệt và thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc đâu nhé.

      Trồng cây thường xuân như thế nào?

      Người ta nhân giống thường xuân chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, hãy chuẩn bị đất tơi xốp, cắt lấy đoạn dây thường xuân, hãy lựa chọn những đoạn dây khỏe mạnh, bụ bẫm không quá già cũng không quá non, chiều dài khoảng 10cm sau đó cắm vào trong chậu.

      Đặt chậu cây giống thường xuân ở nơi râm mát, cung cấp đủ độ ẩm và đảm bảo nhiệt độ khoảng 15-25 độ C, sau khoảng 2-3 tuần rễ cây sẽ phát triển nhanh chóng.

      Sau khi cây ra rễ sẽ tiến hành chuyển sang chậu mới hãy đổ một ít sỏi vào chậu thường xuân và lấp đất xung quanh gốc cây, ấn chặt tay một chút cho cây đứng vững, tưới nước, và hạn chế ánh nắng trực tiếp giai đoạn đầu. Khi cây phát triển vững thì có thể trồng xuống đất hay chậu treo ở ban công, trồng trong nhà… đều được.

      Kỹ thuật chăm sóc cây thường xuân

      Chế độ nước

      Người ta nhân giống thường xuân chủ yếu bằng phương pháp giâm cành.
      Người ta nhân giống thường xuân chủ yếu bằng phương pháp giâm cành.

      Cây thường xuân ưa ẩm ướt nên cung cấp nước thường xuyên cho cây, tuy nhiên thời gian tưới nước cho cây không cần quá nhiều, khoảng 1-2 lần mỗi tuần nếu như bạn trồng trong nhà. Còn nếu trồng ngoài trời vào những ngày thời tiết hanh khô, nóng nực thì tưới nước hàng ngày. Thời điểm tưới vào sáng sớm và chiều mát, lượng nước tưới mỗi lần tùy thuộc vào độ ẩm của đất và thời tiết, tránh gốc cây quá ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

      Nhiệt độ, ánh sáng

      15-25 độ C là nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển, ngoài ra, thường xuân cũng cần có ánh sáng để quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng, tuy nhiên cần tránh thời điểm nắng quá gắt vào buổi trưa khi cây còn nhỏ sẽ khiến lá nhanh bị vàng, héo, chết.

      Đất trồng cây

      Cây thường xuân có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên với đất trồng tơi xốp, trộn xơ dừa, trấu, mùn cưa… sẽ thích hợp nhất. Cây sẽ phát triển khỏe mạnh.

      Sâu bệnh

      thường xuân cũng dễ mắc một số loại bệnh như vàng lá, sâu cuốn lá, rệp, thối gốc… nên nếu thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần phải xử lý ngay tránh ảnh hưởng đến những cành, cây khác.


        Nguồn: /

        Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

        Khoa học sự sống

        Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

        Mặt biển dâng cao

        Khoa học sự sống

        Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

        Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

        Khoa học sự sống

        Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

        Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

        Khoa học sự sống

        Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

        Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

        Khoa học sự sống

        Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

        Phát hiện những sinh vật biển lạ

        Khoa học sự sống

        Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

        San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

        Khoa học sự sống

        Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

        Dự báo tình trạng các đại dương

        Khoa học sự sống

        Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

        Phát hiện loài sâu biển mới

        Khoa học sự sống

        Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

        Tìm hiểu về Hoa huệ biển

        Khoa học sự sống

        Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ