Danh sách bài viết

Câu trắc nghiệm 15 phút về Từ trường cơ bản (Phần 2)

Cập nhật: 17/07/2020

1.

Chọn một đáp án sai.

A:

Khi một dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì không chịu tác dụng bởi lực từ

B:

Khi dây dẫn có dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn là cực đại

C:

Giá trị cực đại của lực từ tác dụng lên dây dẫn dài l có dòng điện I đặt trong từ trường đều B là Fmax = IBl

D:

Khi dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây là Fmax = IBl

Đáp án: D

Khi dây dẫn có dòng điện đặt song song với đường cảm ứng từ thì lực từ tác dụng lên dây là F = 0 (do sinα = 0)

2.

Chọn một đáp án sai “lực từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện đi qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi”:

A:

dòng điện đổi chiều

B:

từ trường đổi chiều

C:

cường độ dòng điện thay đổi

D:

dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều

Đáp án: D

Khi dòng điện và trường đồng thời đổi chiều thì góc hợp bởi chiều dòng điện và chiều từ trường không đổi nên lực từ không đổi.

3.

Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?

A:

Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung

B:

Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ

C:

Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng

D:

Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền

Đáp án: A

Nếu có 1 cạnh của khung đặt song song với các đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên cạnh đó.

4.

Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

A:

 

B:

C:

D:

Đáp án: D

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (trong ra ngoài), chiều cảm ứng từ (phải qua trái) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (trên xuống dưới) chỉ chiều lực từ.

5.

Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

A:

B:

C:

D:

Đáp án: A

I và B cùng phương nên lực từ F = 0

6.

Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

A:

B:

C:

D:

Đáp án: A

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (trái qua phải), chiều cảm ứng từ (trong ra ngoài) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (trên xuống dưới) chỉ chiều lực từ.

7.

Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.

A:

Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.

B:

Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện

C:

Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện

D:

Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện

Đáp án: A

I song song vói B nên sinα = 0, F = 0

8.

Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây

A:

bằng không

B:

có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây

C:

nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung

D:

nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung

Đáp án: C

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (tuỳ theo các cạnh), chiều cảm ứng từ (ngoài vào trong) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (chiều kéo dãn khung ra) chỉ chiều lực từ.

9.

Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường cảm ứng từ chiều như hình vẽ thì lực từ có tác dụng gì:

A:

lực từ làm dãn khung

B:

lực từ làm khung dây quay

C:

lực từ làm nén khung

D:

lực từ không tác dụng lên khung

Đáp án: C

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện (tuỳ theo các cạnh), chiều cảm ứng từ (dưới lên trên) hướng vào lòng bàn tay, chiều ngón cái choãi ra (chiều nén khung lại) chỉ chiều lực từ.

10.

Chọn phát biểu sai. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của một dòng điện chạy trong một dây dẫn có dạng nhất định

A:

tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường

B:

không phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn

C:

phụ thuộc vào vị trí điểm ta xét

D:

phụ thuộc vào môi trường xung quanh

Đáp án: B

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của một dòng điện chạy trong một dây dẫn có dạng nhất định phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn

11.

Đơn vị đo cảm ứng từ là

A:

V/m (vôn trên mét)

B:

N (Niu-tơn)

C:

Wb (vê – be)

D:

T (tesla)

Đáp án: D

Đơn vị đo cảm ứng từ là T (tesla)

12.

Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng là các đường:

A:

thẳng vuông góc với dòng điện

B:

tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện

C:

tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, tâm trên dòng điện

D:

tròn vuông góc với dòng điện

Đáp án: C

Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài có dạng là các đường tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, tâm trên dòng điện.

13.

Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A:

phụ thuộc bản chất dây dẫn;

B:

phụ thuộc môi trường xung quanh;

C:

phụ thuộc hình dạng dây dẫn;

D:

phụ thuộc độ lớn dòng điện.

Đáp án: A

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài phụ thuộc vào độ lớn cường độ dòng điện, hình dạng dây dẫn, môi trường xung quanh và không phụ thuộc vào bản chất dây dẫn

14.

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

A:

Vuông góc với dây dẫn;

B:

Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện;

C:

Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn;

D:

Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn

Đáp án: D

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn.

15.

Một dây dẫn thẳng dài có cường độ I. Cảm ứng từ tại điểm cách dây một khoảng r có giá trị

A:

B:

C:

D:

Đáp án: D

Cảm ứng từ tại điểm cách dây có cường độ I một khoảng r có giá trị đáp án

Nguồn: /