Danh sách bài viết

Cây Mai vàng (Apricot blossom/Ochna integerrima)

Cập nhật: 13/10/2020

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Apricot blossom/Ochna integerrima

Mai vàng thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerrima, là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán.

Cây mai vàng Bonsai cao 50 cm

Hình 1: Mai vàng bonsai cao 50 cm

1. Rễ cây mai vàng

Bộ rễ mai vàng có thể đâm sâu 2 - 3 m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc.

Rễ cây hoa mai vàng

Hình 2: Bộ rễ cây mai vàng khi nhỏ

Rễ cây mai vàng lâu năm

Hình 3a: Bộ rễ cây mai vàng lâu năm

Bộ rễ cây mai vàng lâu năm 02

Hình 3b: Bộ rễ cây mai vàng lâu năm

 

Hình 4: Bộ rễ cây mai vàng trên 50 năm tuổi

2. Thân cây mai vàng

Là cây thân gỗ (hình 4) cao lớn nếu để mọc và sinh trưởng tự do, cây mọc từ hạt có thể cao tới 20 - 30 m, tán lá thưa.

Thân cây mai vàng cổ thụ cao gần 10 m

Hình 5: Thân cây mai vàng cổ thụ cao gần 10 m

 

Thân và cành cây mai vàng cổ thụ

Hình 6: Thân và cành cây mai vàng cổ thụ

3. Lá cây mai vàng

- Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng (hình 6).

Lá cây mai vàng

Hình 6: Lá mai vàng

- Mép lá có răng cưa (hình 7)

 

Mép lá mai vàng có hình răng cưa

Hình 7: Mép lá mai vàng có răng cưa

4. Hoa mai vàng

Hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài.

Cành mai nhú nụ hoa

Hình 8 Cành mai nhú nụ hoa

Hoa cái chưa bung vỏ lụa

Hình 9: Hoa cái chưa bung vỏ lụa

 

Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở.

Hoa cái đã bung vỏ lụa

Hình 10: Hoa cái đã bung vỏ lụa

Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh (hình 11),

đài hoa màu xanh

Hình 11: 5 đài hoa màu xanh

Cánh hoa màu màu vàng (số lượng cánh tùy theo giống) (hình 13).

Hoa mai vàng sắp nở

Hình 12: Hoa mai vàng sắp nở

Hoa mai vàng nở

Hình 13: Hoa mai vàng nở

Ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu xậm hơn.

Hình 14: Nhị và nhụy hoa mai vàng

Trong chùm hoa này, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau (hình 2.1.14, hình 2.1.15), đến vài ba ngày mới nở hết.

 

Các hoa to trên sẽ nở trước

Hình 15: Các hoa to trên sẽ nở trước

Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp. Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn. Đó là chu kỳ của mai vàng 5 cánh. Cây mai vàng còn có nhiều loại, rất đa dạng.

5. Quả mai vàng

Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.

Trái mai non mới đậu

Hình 16: Trái mai non mới đậu

Hạt mai non màu xanh (hình 17)

Hạt mai còn non màu xanh

Hình 17: Hạt mai còn non màu xanh

Hạt ở giữa các cánh hoa có mầu xanh khi còn non và đổi sang mầu đen khi già.

Cây mai vàng

Hình 18: Hạt mai chín màu đen

Hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây con. Cây con vài ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm mỗi ra hoa.

Hạt mai tứ quý còn non

Hình 19: Hạt mai tứ quý còn non

Hạt mai tứ quý khi chín

Hình 20: Hạt mai tứ quý khi chín

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ