Danh sách bài viết

Cây Quất cảnh (Kumquat/Fortunella margarita Swingle )

Cập nhật: 13/10/2020

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Kumquat/Fortunella margarita Swingle

Tên khoa học: Citrus microcarpa(Hassk)Bunge

Danh pháp 2 phần: Citrus japonica

Thuộc họ cam: Rutaceae

Cây quất (tắc) là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu quanh năm. quất  ở Đông Nam Bộ Việt Nam gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh.

Có nguồn gốc từ châu á nhiệt đới, Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng từ lâu ở nước ta để lấy quả làm nước uống, làm mứt ăn hoặc làm cây cảnh để trang trí vào những dịp Tết.

Mô tả sơ bộ về cây quất (tắc)

Cây quất cảnh

Cây quất (tắc) cảnh

Cây quất (tắc) là cây nhỏ, cao cở 1m - 1,5m, thân dẽo màu xanh xám, phân nhiều cành nhánh, lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm, cuốn có cánh rất nhỏ, có đốt ở đầu. Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm, chùm nhụy rất ngắn. Đậu thành quả hình cầu, lúc còn non màu xanh bóng, khi già chín đổi thành màu vàng cam, rất đẹp. Bên trong ruột có nhiều múi màu vàng nhạt, chứa nhiều nước chua gắt nên thường dùng để làm nước uống với đường rất đã khát hoặc làm mứt để ăn…

Rễ, lá, hoa, quả và hạt cây quất

Rễ, lá, hoa, quả và hạt cây quất (tắc)

Yêu cầu ngoại cảnh

  • Nhiệt độ

Cây quất (tắc) có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 - 39oC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12oC và cao hơn 40oC cây ngừng sinh trưởng. Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40oC, cây dễ bị khô héo và rụng lá. Nhiệt độ không khí cao có liên quan đến nhiệt độ của đất và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ. Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ ngày và đêm lớn cây phát triển mạnh và làm cho khả năng tích luỹ vận chuyển đường bột trong quả tăng, kích thích sự hình thành các sắc tố trên vỏ quả làm cho quả đẹp, có màu sắc đúng với đặc điểm của từng giống. Nhìn chung ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 20oC và tổng tích ôn từ 2500 - 3500oC đều có thể trồng được cây quất (tắc) cảnh.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của quả quất (tắc). Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, nhanh rụng, màu sắc trái chín không đẹp. Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín vỏ trái thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng.

  • Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm cần cho cây quất (tắc) ít nhất là 875mm trong trường hợp không tưới. Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp cây quất (tắc) từ 1000 -1400mm/năm và phân phối đều. Ở Việt Nam lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 mm – 1800 mm. Nhưng có hai mùa mưa nắng nên vào mùa nắng phải tưới, vào mùa mưa phải có biện pháp chống úng.

Cây quất (tắc) cảnh là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cây cây quất (tắc) cảnh thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng thông qua hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước, đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị chết thối, làm rụng lá, quả non. Điều này giải thích tại sao trồng cây quất (tắc) cảnh trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc. Các thời kỳ cần nước của cây cam quýt là các thời kỳ: bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Nhìn chung, lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ 1400- 2500mm/năm, xét về tổng số là đủ thậm chí thừa so với nhu cầu của cam quýt. Tuy nhiên, lượng mưa lại phân bố không đều giữa các tháng trong năm gây nên tình trạng thừa nước và thiếu nước ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây cam quýt, do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật giữ ẩm, tưới nước bổ xung trong thời kỳ khô hạn.

  • Ánh sáng

Cây quất (tắc) cảnh không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều trong ngày mùa hè). Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm nám trái, mất nhiều nước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn.

  • Yêu cầu về đất đai

Cây quất (tắc) cảnh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần loại đất thoát nước tốt và thoáng khí là có thể trồng được quất (tắc), tuy nhiên trồng trên đất xấu, việc đầu tư sẽ phải cao hơn. Đất trồng cây quất (tắc) thích hợp và kinh tế đó là:

- Đất có tầng dày từ 1m trở lên.

- Đất thịt pha cát hoặc đất thịt có khả năng thông thoáng và thoát nước tốt.

- Đất giàu mùn (hàm lượng mùn trong đất từ 2,5-3 % trở lên), hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg… đạt từ trung bình khá trở lên (N: 0,1% - 0,15 %; P2O 5: 5 – 7 mg/100g đất; K2O: 7- 10 mg/100g đất; Ca, Mg: 3 - 4 mg/100g đất ).

- Độ chua pHKCL = 5,5 - 6,5, đặc biệt là phải thoát nước tốt (tốc độ thẩm thấu của nước từ 10 - 30 cm/giờ), thành phần cơ giới: cát pha hoặc thịt nhẹ (cát thô đến thịt nhẹ chiếm 65 – 70%). Địa hình hơi dốc từ 3 – 8o.

Trên thực tế các vùng trồng quất (tắc) cảnh có tiếng đều là những vùng nằm ven sông suối, trên các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồi hằng năm, đất sa thạch cuội kết, có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Do vậy, việc chọn đất trồng quất (tắc) cảnh phải chú ý tới các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và loại đất. Trong những trường hợp không có điều kiện lựa chọn thì cần phải có đầu tư cải tạo bằng cách tăng hàm lượng chất hữu cơ, làm các công trình tưới tiêu hợp lý…

Một cây quất bonsai thế long thăng

Một cây quất (tắc) bonsai thế long thăng - một trong những  chậu quất (tắc) bonsai có thế đẹp độc nhất vô nhị được cho thuê với giá bạc triệu ở Tứ Liên

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ