Danh sách bài viết

Chăm sóc vườn cây Chè mẹ

Cập nhật: 13/10/2020

A. Quy trình chăm sóc vườn cây mẹ

1. Tiêu chuẩn vườn cây mẹ (vườn giống gốc)

- Vườn giống gốc là vườn chè được trồng để thu hom chè giống, lấy cành hom để giâm. Vườn chè được trồng bằng cành của những giống thuần chủng đã được chọn lọc.

- Nương chè để lấy hom phải được thâm canh ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản, đặc biệt là chế độ phân bón.

- Khi trồng phải bón lót 30 - 40 tấn phân chuồng, kết hợp với 600 - 800kg supe lân trên 1 ha.

- Hàng năm phải bón bổ sung cân đối NPK.

- Tùy loại đất, tuổi chè mà xác định lượng phân bón cho thích hợp.

- Trong quá trình quản lý và chăm sóc luôn luôn giữ sạch cỏ, sạch sâu bệnh.

- Đốn tỉa hợp lý đảm bảo mật độ cành đồng đều:

+ Cây chè sau 2 năm đốn tạo hình một lần, chiều cao vết đốn trên thân chính cách mặt đất 25 - 30cm và các cành bên 40 - 45cm, sau khi đốn các mầm chè đầu tiên cần được chăm sóc và bảo vệ chu đáo, khi chiều cao của các đọt chè vượt trên 1 m mới được hái tỉa.

+ Đốn tạo hình lần 2 vết đốn cách mặt đất 45cm, thời vụ đốn vào tháng 12 và tháng 1, cây chè qua 2 lần đốn thì hàng năm áp dụng đốn phớt theo quy trình.

Vườn chè giống

Vườn chè giống

2. Chăm sóc vườn giống gốc để lấy hom giống

- Vườn giống gốc cần được chăm sóc chu đáo, luôn sạch cỏ, sạch sâu bệnh, khi trồng mới bón lót 30 - 40 tấn phân hữu cơ và 600 - 800 kg supe lân cho 1 ha.

- Hàng năm bón phân cân đối N.P.K lượng bón như chè hái búp.

- Kỹ thuật đốn hái chè kiến thiết cơ bản áp dụng như nương chè hái búp.

+ Chè tuổi 2 đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15cm, cành bên đốn 30 - 35cm.

+ Đốn lần 2 (chè tuổi 3) thân chính đốn cách đất 30 - 35 cm, cành bên đốn cách đất 40 - 45 cm.

+ Sau khi đốn đợt đầu hái cách mặt đất 40 - 45 cm tạo mặt bằng, đợt 2 hái chừa 2 lá và 1 lá cá.

+ Sau đốn lần 2 chỉ hái nhưng búp cao hơn 70cm.

+ Khi đã đến tuổi lấy hom giống hàng năm bón lượng phân khoáng cao hơn chè kinh doanh 20 - 25% và bón bổ sung phân chuồng 15 - 20 tấn/ha, lượng phân khoáng bón bổ sung tập trung vào lúc bắt đầu để búp (không hái) để nuôi hom.

Chăm sóc vườn chè giống nuôi hom

Chăm sóc vườn chè giống nuôi hom

B. Các bước tiến hành

Bước 1: Kỹ thuật nuôi hom

Trong điều kiện khí hậu Việt Nam hom chè giống có thể nuôi quanh năm, nhưng nếu hom giống cắm vào vụ xuân và vụ hè thì tỷ lệ sống thấp và năng suất hom cũng không cao. Do đó thường người ta chỉ nuôi hom vào 2 vụ là vụ hè thu và vụ xuân. Vụ chính là vụ đông xuân cho năng suất hom cao, chất lượng hom tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng về sau của vườn giống gốc. Thời gian nuôi cành chè để lấy hom giâm khi cành chè có 5 - 6 lá thật lúc chè 3 đến 3,5 tháng tuổi. Nếu lấy hom giâm vào tháng 7 - 8 - 9 vụ thu thì bắt đầu chọn lứa chính không hái để nuôi từ tháng 4 - 5, còn nếu lấy hom giâm vào tháng 11 - 1 thì bắt đầu nuôi từ tháng 8 đến tháng 9.

Vườn chè nuôi hom

Vườn chè nuôi hom

Bước 2: Bón phân cho vườn chè nuôi hom

Với nương chè vừa thu búp vừa để hom giống mỗi năm bón bổ sung 20 - 30 tấn phân chuồng/1 ha vào tháng 1 hàng năm. Trước khi để hom 15 - 20 ngày cần bón lượng phân khoáng hợp lý, cần coi trọng vai trò của kali và lân, thông thường lượng bón cho 1 gốc chè của vườn giống gốc như sau:

Urê: 10 - 12g

Kaliclorua (hoặc Kalisunphat) 10 - 15g

Supelân 20 - 25g với nương chè có năng suất xung quanh 5 tấn/ha.

(Chú ý lượng phân khoáng trên là bón bổ sung khi để nuôi hom giống không bao gồm lượng phân bón cho thời kỳ sản xuất búp trước đó). Tuỳ theo mức năng suất của nương chè để giống mà điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng phân trên. Nếu nương chè để giống có mức năng suất dưới 5 tấn/ha thì giảm lượng phân trên 15% mỗi loại, nếu nương chè để giống năng suất trên 10 tấn/ha thì tăng lượng phân bón lê 15% mỗi loại.

Bước 3: Chăm sóc, bấm tỉa

Trong thời gian nuôi hom phải kiểm tra kịp thời thường xuyên những búp rìa tán, những búp nhỏ, sinh trưởng đợt sau, phía dưới để tập trung dinh dưỡng vào búp chính để lấy hom. Cần điều chỉnh mật độ cành để thu được hom ở mức độ hợp lý, đảm bảo hom đạt chất lượng tốt. Lượng hom thu được tính theo tuổi chè như sau:

Chè 4 - 8 tuổi: 150 - 200 hom/cây, tương đương 2 - 3 triệu hom/ha. Chè trên 8 tuổi: 200 - 300 hom/cây, tương đương 3 - 4 triệu hom/ha.

Thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vì nếu để sâu bệnh phát sinh mới phun thì ảnh hưởng ngay đến chất lượng hom giống. Sâu phát sinh trong thời gian này thường là 4 đối tượng chính: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ; ngoài ra có thể có sâu cuốn lá. Bệnh thường là bệnh thối búp và bệnh chấm nâu. Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình và lịch phòng chống sâu bệnh. Trước khi cắt cành để lấy hom giâm 10 - 15 ngày cần tiến hành bấm ngọn cành để cho những đoạn hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầm nách hoạt động

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ