Danh sách bài viết

Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể - Sự hóa hơi và sự ngưng tụ

Cập nhật: 03/08/2020

Sự hóa hơi :

- Sự hóa hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, có thể xảy ra dưới 2 hình thức : bay hơi và sôi

Sự bay hơi của chất lỏng:
- Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
- Sự bay hơi là sự hóa hơi ở mọi nhiệt độ và xảy ra từ mặt thoáng của khối lỏng.
 Giải thích sự bay hơi của chất lỏng:
 Các phân tử ở lớp bề mặt khối lỏng tham gia chuyển động nhiệt, trong đó có những phân tử chuyển động hướng ra ngoài. Một số phân tử có động năng đủ lớn, thắng được lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì chúng có thể thoát ra ngoài khối lỏng. Ta nói chất lỏng bay hơi.

Nhiệt hóa hơi (nhiệt hóa hơi riêng) :
- Khi bay hơi khối lỏng cần phải thu nhiệt hóa hơi (ẩn nhiệt hóa hơi).
- Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng để nó chuyển thành hơi ở một nhiệt độ xác định.
- Ký hiệu : L (J/kg)
- Nhiệt lượng mà một khối lượng m chất lỏng nhận được từ ngoài trong quá trình hóa hơi ở một nhiệt độ xác định là Q = L.m
- Nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ mà ở đó chất lỏng bay hơi.

Áp suất hơi bão hòa. Hơi khô :
- Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích hơi.
- với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa pph phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất hơi bão hòa tăng.
- Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

Nhiệt độ tới hạn:

-Đối với mỗi chất, tồn tại một nhiệt độ gọi là nhiệt độ tới hạn. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn của mỗi chất, thì chất đó chỉ tồn tại ở thể khí và không thể hóa lỏng khí đó bằng cách nén.

Sự sôi :
- Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra không chỉ ở mặt thoáng khối lỏng mà còn từ trong lòng khối lỏng.
- Dưới áp suất ngoài xác định, chất lỏng sôi ở nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng áp suất ngoài tác dụng lên mặt thoáng khối lỏng.

Độ ẩm không khí :

+) Độ ẩm tuyệt đối (a)

-Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1 m3 không khí.

+) Độ ẩm cực đại (A)

-Độ ẩm cực đại (A) của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy

+) Độ ẩm tỉ đối (hay độ ẩm tương đối)

                                                      f = ( {aover A}) %

- Trong đó a và A lấy ở cùng một nhiệt độ.
- Không khí càng ẩm nếu hơi nước càng gần trạng thái bão hòa.

+)Điểm sương
Nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở thành bão hòa gọi là điểm sương.

Nguồn: /