Cập nhật: 29/12/2017
Chạy nước rút là hình thức chạy cự ly ngắn trong một khoảng thời gian giới hạn. Chạy nước rút được sử dụng trong nhiều môn thể thao như một cách để nhanh chóng tiếp cận mục tiêu hoặc để bắt kịp và vượt qua các đối thủ khác. Bộ môn sinh lý học con người nói rằng tốc độ tiệm cận tối đa của một vận động viên chạy chỉ duy trì được trong tối đa 30–35 giây do phosphocreatine trong cơ bắp cạn dần, và thứ hai nữa là vì sự nhiễm toan chuyển hóa quá mức do sự thủy phân glucose không cần khí ôxi.[1]
Trong điền kinh (hoặc track and field), chạy nước rút là các cuộc chạy cự ly ngắn và là một trong những bộ môn chạy sớm nhất. Mưới ba kỳ Thế vận hội cổ đại đầu tiên chỉ có một nội dung chạy nước rút duy nhất là stadion (chạy từ đầu này tới đầu kia của một sân vận động).[2] Hiện có ba cự ly nước rút tại Thế vận hội Mùa hè và Giải thế giới: 100 mét, 200 mét và 400 mét. Các nội dung này bắt nguồn từ các cự ly tính theo hệ đo lường Anh và về sau mới đổi sang hệ mét: 100 m có nguồn gốc từ chạy 100 yard,[3]200 m bắt nguồn từ chạy furlong (1⁄8 dặm Anh),[4] và 400 m từ Chạy 440 yard hoặc chạy một phần tư dặm.[1]
Các vận động viên chạy nước rút chuẩn bị xuất phát trong tư thế cúi người chống tay xuống đất và hai chân đặt trên bàn đạp xuất phát. Sau đó vận động viên dướn người về phía trước và chuyển sang tư thế thẳng lưng so với mặt đất để tăng tốc. Tư thế thẳng là một yếu tố quan trọng để đượng mức lực tối ưu. Tư thế xuất phát lý tưởng vẫn là tứ chi chạm đất và rời khỏi tư thế xuất phát bằng cả hai chân.[5] Các vận động viên phải chạy trong làn chạy của mình trong tất cả các nội dung nước rút,[1] ngoại trừ nội dung 400 m trog nhà. Các cuộc chạy dưới 100 m tập trung vào khả năng tăng tốc tới tối đa của vận động viên.[5] Các nội dung dài hơn bổ sung thêm yếu tố sức bền.[6]
Nội dung 60 mét là nội dung trong nhà phổ biến và có trong chương trình thi đấu của giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới. Ngoài ra còn có các nội dung 50 mét, 55 mét, 300 mét, và 500 mét tại các trường trung học và đại học Hoa Kỳ.
Nguồn: / 0