Danh sách bài viết

Chim cánh cụt đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam

Cập nhật: 13/05/2021

Sau hơn một tháng chào đời, chú chim cánh cụt con đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam đã nặng hơn 1,3kg, có thể đứng thẳng và đi lại, sức khỏe tốt.

Cặp đôi chim cánh cụt Pengy và Penda lần đầu tiên cho ra đời quả trứng lúc 22h ngày 4/6, nặng 96gram. Sau 40 ngày ấp liên tục bởi chim bố và chim mẹ, chú chim cánh cụt con đầu tiên của Thủy cung Vinpearlland Aquarium Times City, 48 Minh Khai, Hà Nội đã chui ra khỏi lớp vỏ, được đặt tên Pengo. Đây là thành tựu lớn không chỉ với Vinpearlland Aqurium, mà còn là một dấu ấn trong việc sinh sản và nuôi dưỡng các loài động vật đặc trưng của xứ sở băng tuyết ngay tại Việt Nam. Pengo được các kỹ sư theo dõi và chăm sóc chu đáo, từ việc cân đo trọng lượng, kích thước hàng ngày đến bổ sung các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đặc biệt và phòng bệnh.

Chim cánh cụt đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam

Tại lễ đầy tháng vào ngày 24/8 vừa qua, Pengo đã có những bước đi đầu tiên ra khỏi tổ và thực hiện nghi thức in dấu chân với 5 màu sắc tượng trưng cho các đặc tính của chim cánh cụt. Đó là màu xanh nước biển (sự dẻo dai, khéo léo); da cam (trí tuệ); tím (trung thành); vàng chanh (thuần khiết) và xanh nõn chuối (năng động).

Chim cánh cụt trong Thủy cung Vinpearlland Aquarium Times City là loài chân đen có tên khoa học Spheniscus Demersus, đặc hữu bản địa của vùng biển phía Tây Nam châu Phi. Loài chim này đã được Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố ở mức nguy cấp do môi trường sống ô nhiễm làm dân số của chúng ngày càng giảm dần trên khắp “lục địa đen”.

Chim cánh cụt đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam

Tại Thủy cung Vinpearlland, đàn chim cánh cụt này gồm 20 con từ 1 đến 7 tuổi, được nuôi dưỡng và chăm sóc từ tháng 12/2013. Nơi cư ngụ của gia đình nhà chim được xây dựng mô phỏng đúng môi trường sống tự nhiên. Để chim thực sự quen với môi trường nhân tạo, công việc chăm sóc chim cánh cụt của các kỹ sư Vinpearlland Aquarium gồm nhiều công đoạn phức tạp.

Mỗi ngày, chuồng nuôi được vệ sinh 3 lần, đàn chim được cho ăn 3 buổi với lượng cá chính xác bằng 10% trọng lượng tổng đàn, trong đó có bổ sung các vi chất cần thiết khác. Ngoài việc thường xuyên theo dõi các dấu hiệu thể chất và tâm lý, đàn chim cũng được kiểm tra sức khỏe định kỳ một tuần một lần để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời để đảm bảo cho chim bước vào giai đoạn sinh sản một cách tốt nhất.

Chim cánh cụt đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam

Tháng 5 vừa qua, sau khi đàn chim hoàn thành quá trình thay lông, chúng bắt đầu vào mùa sinh sản với những dấu hiệu bắt cặp. Trong giai đoạn này, các kỹ sư phụ trách phải gia tăng lượng thức ăn, bổ sung các vi chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho chim, đồng thời chuẩn bị những cành cây nhỏ, đưa vào chuồng nuôi để đàn chim tự làm ổ đẻ trứng.

Việc loài chim cánh cụt này có thể sinh sản tự nhiên trong môi trường nhân tạo tại Thủy cung Vinpearlland cho thấy nơi đây gần gũi với môi trường sống thực của loài, góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật quý hiếm. Đây cũng là món quà dành tặng Hệ thống Vui chơi giải trí Vinpearl Land, thuộc Tập đoàn Vingroup, nhân dịp sinh nhật lần thứ 8 vào ngày 25/8.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ