Danh sách bài viết

Để học sinh biết cảm thụ mỹ thuật

Cập nhật: 26/12/2017

Khoảng 10 năm nay, mỹ thuật được đưa vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học rèn luyện cho học sinh tư duy về thẩm mỹ và khả năng cảm nhận nghệ thuật trong cuộc sống. 

Tuy là một môn học nghệ thuật thú vị, nhưng khi được hỏi, phần nhiều các em đều cho biết là không thích, thậm chí còn coi là “ác mộng”. Lý do, theo các chuyên gia là bởi xã hội đã ít quan tâm tới mỹ thuật, nhưng việc giảng dạy bộ môn này cho học sinh cũng còn nhiều hạn chế, khiến cho các em chưa thể hào hứng với môn học này.

Chưa đúng nghĩa dạy nghệ thuật

Theo họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Bằng Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam: “Hiện nay, thị trường mỹ thuật cũng như khả năng định hướng xu hướng mỹ thuật của nước ta còn kém chuyên nghiệp, cũng bởi mặt bằng cảm thụ mỹ thuật nước ta thấp so với các nước. Việc chú trọng đến xây dựng nền tảng cảm thụ mỹ thuật cho công chúng cũng là yếu tố quan trọng để phát triển nền mỹ thuật, tuy nhiên chúng ta lại chưa có nhiều phương pháp để bộ môn mỹ thuật trong nhà trường hấp dẫn học sinh”.

Cần nhiều sự sáng tạo hơn nữa trong cách dạy và học mỹ thuật.


Tham dự tiết học mỹ thuật ở các trường học mới thấy hầu hết các em đều được học theo kiểu ngồi tại lớp, gò người vẽ theo mẫu bày sẵn. Cơ sở vật chất cho việc học mỹ thuật ở hầu hết các trường cũng còn thiếu thốn khi các em ngồi học vẽ cũng giống như ngồi học toán, văn thì khó có thể phát huy sức sáng tạo. Là môn học nghệ thuật, nhưng nhiều giáo viên dạy mỹ thuật mới chỉ dạy kiểu chung chung theo sách giáo khoa, các em học sinh cũng chẳng mấy thích thú vì là “môn phụ”. Thậm chí nhiều khi được giao bài tập về nhà một số em còn nhờ anh, chị vẽ hộ để nộp bài.

Theo họa sĩ Nguyễn Việt Dũng, chủ nhiệm CLB Họa sĩ trẻ Hà Nội, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TƯ: “Hiện nay môn mỹ thuật trong nhà trường đang được hiểu đơn giản là dạy vẽ, trong khi nó bao gồm rất nhiều cái khác nữa. Cứ đặt cái cốc, cái ca rồi bắt các em ngồi vẽ và coi đó là dạy mỹ thuật thì không ổn. Nội dung chương trình dạy mỹ thuật trong nhà trường hiện nay cũng chưa có một tiêu chí, tiêu chuẩn nào rõ ràng, nhiều họa sĩ giỏi thì lại bận sáng tác chứ ít khi viết sách, đi dạy”.

Đó là chưa kể, hiện nay, bộ môn mỹ thuật ở bậc tiểu học, trung học vẫn còn thiếu giáo viên. Giáo viên các môn văn, toán thì thừa, nhưng giáo viên các môn công nghệ, nhạc, họa lại thiếu. Bởi thế, một số trường phải bố trí giáo viên dạy không đúng chuyên môn.

Theo Thứ trưởng Bộ GD -ĐT Nguyễn Vinh Hiển, nguyên nhân thiếu giáo viên dạy mỹ thuật là do theo Thông tư liên tịch số 35/2006 của Bộ GD - ĐT và Bộ Nội vụ, các trường thừa giáo viên về số lượng. Tuy nhiên ở Thông tư này không xác định rõ số giáo viên/môn, nên khiến nhiều trường lúng túng trong việc bố trí giáo viên theo định biên, đặc biệt những giáo viên môn mỹ thuật, nhạc họa.

“Làm nhẹ” môn mỹ thuật

Chia sẻ về phương pháp dạy hiệu quả trong nhà trường, họa sĩ Việt Dũng cho biết: “ Học sinh các trường học ở phương Tây rất thích thú với môn mỹ thuật vì họ giảng dạy rất nhẹ nhàng theo kiểu học mà chơi, chơi mà học. Theo tôi, môn mỹ thuật trong nhà trường cần được tiếp cận gần gũi hơn theo những cách giáo viên có thể tự sáng tạo ra trên nền tảng kiến thức của mình, có thể dạy rất đơn giản như: Dạy các em cách mặc thế nào cho đẹp, phối màu, hoạ tiết trên áo quần như thế nào, tự làm đồ chơi… cũng là dạy mỹ thuật, mà cách này lại gần gũi với đời sống hơn, dễ sáng tạo hơn rất nhiều”.

 

Thời gian qua, nhiều giáo viên dạy mỹ thuật ở một số trường tiểu học cũng đã tự đổi mới phương pháp dạy để các em hào hứng học tốt bộ môn này như: Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm Hà Nội) dạy mỹ thuật theo kiểu luôn thay đổi không gian như: có tiết thì vẽ tĩnh vật trong phòng học, tiết lại ra sân trường xếp ghế để các em có không gian ngồi tập nặn, tập vẽ phong cảnh, ngoài ra còn có những tiết học sáng tạo cắt dán tranh từ các tờ báo, tạp chí cũ hay tự gấp, làm đồ chơi bằng giấy… khiến các em học sinh hăng say học. Hay như ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Mỹ Đình, Hà Nội) kết hợp vừa dạy mỹ thuật theo chương trình vừa đan xen một số tiết để hướng dẫn và tổ chức thi vẽ truyện tranh cho các lớp 4, 5 giúp các em hào hứng chia sẻ những câu chuyện thú vị trong cuộc sống và thể hiện sự sáng tạo của mình qua những bức vẽ…

 

Những nỗ lực đổi mới cách dạy và học mỹ thuật như ở trường Lê Quý Đôn, hay trường Đoàn Thị Điểm đã cho những hiệu quả bất ngờ để giúp môn mỹ thuật không còn là “gánh nặng” của mỗi học sinh. Từ sự yêu thích đó sẽ giúp các em học tốt các môn học khác, đặc biệt là có những kiến thức nền tảng về mỹ thuật để sáng tạo và biết hưởng thụ các giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống sau này.

Nguyên Vân

Nguồn: / 0

Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam – Kỷ yếu dự án

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dự án Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam được đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu và Hội đồng Anh, và do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thực hiện trong vòng ba năm kể từ 2018 đến năm 2021

Cổ và mới

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dân tộc và hiện đại quả là vấn đề thế kỉ, vì giới nhạc bàn luận đã lâu mà vẫn chưa thấu, thử nghiệm cũng nhiều mà vẫn chưa thỏa. Khúc mắc nảy sinh nhiều khi là do dân tộc - hiện đại được hiểu được hành không chỉ như hai vế đối lập của các cặp phạm...

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây

Nghệ thuật và Âm nhạc

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi tiếng luyến láy cao siêu tinh tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa lâu đài...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - bậc lão làng trong nền âm nhạc Việt Nam

Nghệ thuật và Âm nhạc

Những năm sống trên miền Bắc, tôi chưa có dịp được làm quen với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Mãi đến năm 1976, anh Nguyễn Văn Tý mới chuyển vào Sài Gòn, cùng với tôi công tác trong Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam do Giáo sư nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm Viện...

Vai trò của sáo trúc trong nghệ thuật chèo

Nghệ thuật và Âm nhạc

Nghệ thuật Chèo là một loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu và phát triển mạnh ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Nghệ thuật Chèo được bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của nhân dân ta từ hàng ngàn năm nay và nó đã chiếm một vị trí...

Bộ ba Nhạc huyền ở đình làng Nam Bộ

Nghệ thuật và Âm nhạc

Nhạc huyền (Nhạc treo) là bộ phận âm nhạc chủ yếu sử dụng những nhạc khí đặt trên giá hay treo trên dây, như trống lớn, khánh đá, chuông đồng... Trong số này, có những nhạc khí đứng lẻ loi một mình, như Kiến cổ, Đại cổ (trống lớn), Đặc khánh (khánh...

Người bén duyên Hò khoan Lệ Thủy

Nghệ thuật và Âm nhạc

Vừa từ Quảng Bình ra, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ gọi điện bảo tôi xuống ông ngay "có món này hay lắm". Tưởng là món nhậu gì đó, hóa ra không phải. Ông mở cho xem cuốn băng do Viện Âm nhạc vừa ghi hình về Hò khoan Lệ Thủy do chính...

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa với xẩm: Bồng bềnh một cõi mơ…

Nghệ thuật và Âm nhạc

Những ai yêu bộ môn nghệ thuật hát xẩm, hẳn không lạ lẫm gì với nữ nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa trong nhóm nghệ sĩ xẩm Hà Thành. Chị chính là cô học trò nhỏ của nghệ nhân Hà Thị Cầu, người đã được bà Cầu khi còn ở dương thế âu yếm nói với những người làm...

NGHỆ THUẬT MÚA

Nghệ thuật và Âm nhạc

KHÁI QUÁT MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CÁC PHẦN BÀI HỌC CƠ BẢN TRONG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI I. Khái quát Múa đương đại: "Múa đương đại" là một từ buzz phổ biến trong ngành công nghiệp giải trí ngày hôm nay, nhưng ngay cả các vũ công chuyên nghiệp và biên đạo múa đã...