Danh sách bài viết

Đề kiểm tra 15 phút lực ma sát môn Lý lớp 8 THCS Kim Đồng

Cập nhật: 20/07/2020

1.

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí.
Lực .... giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác.

A:

Ma sát nghỉ.

B:

Ma sát trượt.

C:

Ma sát lăn

D:

Ma sát.

Đáp án: A

2.

Trong các trường hợp sau đây, lực ma sát nghỉ đã xuất hiện trong trường hợp nào

A:

Một quả bóng lăn trên mặt đất.

B:

Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang cuốn sách vẫn đứng yên.

C:

Ma sát xuất hiện khi cưa gỗ.

D:

Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.

Đáp án: D

3.

Điều nào sau đây là đúng khi nói về các loại lực ma sát?

A:

Tất cả các phương án đều đúng.

B:

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

C:

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác.

D:

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

Đáp án: A

4.

Trong các cách làm sau đây, cách làm nào giảm được lực ma sát? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A:

Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.

B:

Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C:

Đồng thời tăng độ nhám và tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

D:

Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

Đáp án: D

5.

Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?

A:

Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.

B:

Khi một vật chuyển động chậm dần đi, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

C:

Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

D:

Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

Đáp án: A

6.

Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A:

Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.

B:

Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

C:

Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.

D:

Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.

Đáp án: B

7.

Móc lực kế vào một miếng gỗ rồi kéo cho miếng gỗ chuyển động đều trên mặt bàn, khi đó số chỉ của lực kế không đổi. Tại sao khi đó có lực kéo tác dụng mà miếng gỗ vẫn chuyển động thẳng đều? Hãy chọn phương án đúng:

A:

Do lực kéo quá nhỏ.

B:

Do lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.

C:

Do miếng gỗ có quán tính.

D:

Do lực P cân bằng với lực kéo.

Đáp án: B

8.

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát có lợi?

A:

Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe.

B:

Ma sát làm cho ô tô có thể vượt qua chỗ lầy.

C:

Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn.

D:

Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.

Đáp án: B

9.

Trong các trường hợp nào sau đây, trường hợp nào cần tăng ma sát?

A:

Khi quẹt diêm.

B:

Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại.

C:

Bảng trơn và nhẵn quá.

D:

Các trường hợp trên đều cần tăng ma sát.

Đáp án: D

10.

Trong các thí dụ sau đây về ma sát, trường hợp nào không phải là ma sát trượt?

A:

Khi phanh xe đạp, ma sát giữa hai má phanh với vành xe.

B:

Ma sát giữa đế dép vơi mặt sàn.

C:

Ma sát giữa trục quạt với ổ trục.

D:

Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt bàn.

Đáp án: D

Nguồn: /