Danh sách bài viết

Đề kiểm tra 15 phút áp suất chất lỏng, bình thông nhau môn Lý lớp 8 THCS Hà Huy Tập

Cập nhật: 27/07/2020

1.

Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?

A:

Độ tăng áp suất Δp = 309000N/m2. Áp suất p' = 2163000N/m2.

B:

Độ tăng áp suất Δp = 3090N/m2. Áp suất p' = 21630N/m2.

C:

Một kết quả khác.

D:

Độ tăng áp suất Δp = 30900N/m2. Áp suất p' = 216300N/m2

Đáp án: A

2.

Điều nào là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A:

Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.

B:

Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong nó.

C:

Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.

D:

Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Đáp án: B

3.

Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng chênh lệch nhau 18cm. Độ cao của cột xăng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau (cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng d2 = 10300N/m3 và của xăng là d1 = 7000N/m3):

A:

h = 561,8cm

B:

h = 56,18cm

C:

Một kết quả khác.

D:

h = 5,618cm

Đáp án: B

4.

Đường kính píttông nhỏ của một máy dùng chất lỏng là 2,5cm. Hỏi diện tích tối thiểu của píttông lớn là bao nhiêu để tác dụng một lực 100N lên píttông nhỏ có thể nâng được một ô tô có trọng lượng 35000N.

A:

Một kết quả khác.

B:

S = 171,5cm2.

C:

S = 17150cm2.

D:

S = 1715cm2.

Đáp án: D

5.

Trong hình 3, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước pha muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Biểu thức nào dưới đây đúng?

A:

p2>p3>p1

B:

p1>p2>p3

C:

p3>p2>p1

D:

p3>p1>p2

Đáp án: C

6.

Hai bình hình trụ được đậy bằng một píttông giống nhau như hình vẽ. Trong hình thứ nhất có đặt một miếng gỗ hình hộp, trong bình thứ hai chứa một chất lỏng. Tác dụng lực ép như nhau lên píttông của mỗi bình. Kết quả nào sau đây là phù hợp?

A:

Trong bình (b) áp suất của chất lỏng chỉ tác dụng lên đáy bình.

B:

Trong bình (b) áp suất của chất lỏng tính bằng công thức p = F/S, trong đó F là lực ép lên píttông, S là diện tích đáy bình.

C:

Trong bình (a) áp suất chỉ truyền tới phần tiếp xúc của miếng gỗ với đáy bình, còn trong bình (b) áp suất truyền tới mọi điểm trong bình.

D:

Áp suất tác dụng lên đáy hai bình bằng nhau.

Đáp án: C

7.

Trong bốn bình A, B, C, D cùng đựng nước. Áp suất của nước lên đáy bình theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất được sắp xếp như thế nào? Chọn cách sắp xếp đúng trong các cách sắp xếp sau:

A:

C - A - B - D.

B:

D - C - A - B.

C:

C - D - A - B.

D:

C - A - D - B.

Đáp án: D

8.

Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A:

p1 = 12000N/m2 và p2 = 8000N/m2

B:

Một cặp giá trị khác.

C:

p1 = 8000N/m2 và p2 = 12000N/m2

D:

p1 = 1200N/m2 và p2 = 800N/m2

Đáp án: A

9.

Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này là bao nhiêu?

A:

F = 593,28N.

B:

F = 5392,8N.

C:

F = 5932,8N.

D:

Một kết quả khác

Đáp án: C

10.

Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần píttông nhỏ đi xuống một đoạn 0,4m thì píttông lớn được nâng lên một đoạn 0,02m. Lực tác dụng lên vật đặt trên píttông lớn là bao nhiêu, nếu tác dụng vào píttông nhỏ một lực f = 800N.

A:

F = 16000N

B:

F = 12000N.

C:

F = 18000N.

D:

F = 14000N.

Đáp án: A

Nguồn: /