Danh sách bài viết

Đề kiểm tra 15 phút Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam ... môn Lý lớp 9 THCS Nguyễn Phong Sắc

Cập nhật: 26/07/2020

1.

Với một dòng điện có cường độ nhỏ, ta có thể tạo được một nam châm điện có lực từ mạnh bằng cách nào ?

A:

Tăng chiều dài của lõi ống dây.

B:

Giảm chiều dài của lõi ống dây.

C:

Cả 3 phương án đúng

D:

Tăng số vòng dây.

Đáp án: D

2.

Khi chạm mũi dao bằng thép vào đầu nam châm một thời gian thì sau đó mũi giao hút được các vụn sắt. Câu giải thích nào sau đâyđúng ?

A:

Do mũi dao bị ma sát mạnh

B:

Do mũi dao bị nóng lên.

C:

Do mũi dao không duy trì được từ tính.

D:

Do mũi dao bị nhiễm từ.

Đáp án: D

3.

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu ?

A:

Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

B:

Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

C:

Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian dài rồi đưa ra xa.

D:

Một lõi sắt non đặt trong lòng một ống dây có dòng điện với cường độ trong một thời gian dài rồi đưa ra xa.

Đáp án: B

4.

Hãy chọn câu phát biểu không đúng .

A:

Không những sắt, thép, niken, cooban... mà tất cả các vật liệu kim loại đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ (1).

B:

Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài (2).

C:

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây (3).

D:

Cả (2), (3) là đúng.

Đáp án: A

5.

So với nam châm vĩnh cửu thì nam châm điện có nhiều ưu điểm hơn vì :

A:

Có lực từ lớn.

B:

Nam châm điện là nam châm tạm thời nên được ứng dụng nhiều trong đời sống và kĩ thuật...

C:

Dễ dàng tạo nam châm điện có nhiều hình dạng khác nhau.

D:

Tất cả đúng.

Đáp án: D

6.

Trên cuộn dây của nam châm điện có ghi 2,5A - 40Ω. Ý nghĩa của các con số này là gì ? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau :

A:

Con số 2,5A cho biết cường độ dòng điện định mức của ống dây. Con số 40Ω cho biết điện trở định mức của ống dây.

B:

Con số 2,5A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 40Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.

C:

Con số 2,5A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 40Ω cho biết điện trở của mỗi vòng của ống dây.

D:

Con số 2,5A cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 40Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.

Đáp án: B

7.

Muốn có một cuộn dây để làm nam châm điện mạnh với một dòng điện có cường đọ cho trước, điều nào sau đây là cần thiết ? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A:

Quấn cuộn dây có một vòng nhưng tiết diện của dây lớn.

B:

Dùng lõi bằng nhiều lá thép mỏng ghép với nhau.

C:

Quấn cuộn dây có nhiều vòng.

D:

Dùng lõi đặc bằng thép.

Đáp án: C

8.

Trong các cách giải thích vì sao một vật bị nhiễm từ sau đây, cách giải thích nào là hợp lí nhất ?

A:

Vật nào cũng cấu tạo từ các phần tử. Trong phần tử nào cũng có dòng điện nên về phương diện điện từ, mỗi phần tử có thể coi như một thanh nam châm rất bé. Khi vật đặt trong từ trường những "thanh nam châm rất bé" này sắp xếp có trật tự nên vật bị nhiễm từ.

B:

Vật bị nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó.

C:

Vật bị nhiễm từ là do chúng bị nóng lên.

D:

Vật bị nhiễm từ là do xung quanh Trái Đất luôn có từ trường.

Đáp án: A

9.

Nam châm điện ở hình nào sau đây có lực từ mạnh nhất ?

A:

Hình b

B:

Hình c

C:

Cả ba đều mạnh như nhau.

D:

Hình a.

Đáp án: B

10.

Một nam châm điện gồm

A:

Cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.

B:

Cuộn dây có lõi là một thanh thép.

C:

Cuộn dây không có lõi.

D:

Cuộn dây có lõi là một thanh nam châm.

Đáp án: A

Nguồn: /