Danh sách bài viết

Đề kiểm tra Vật Lí 11 học kì 1 cực hay

Cập nhật: 14/07/2020

1.

Điều nào sau đây là không đúng. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong một chất điện môi

A:

Có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích

B:

Là lực hút nếu hai điện tích cùng dấu

C:

Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

D:

Có độ lớn phụ thuộc vào bản chất của điện môi

Đáp án: B

Lực tương tác của các điện tích trong điện môi (chất cách điện)  (F = k.{{|q_1. q_2|} over {varepsilon.r^2}} )

“ Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích đó, và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.”

“ Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau.”

2.

Điều nào sau đây là không đúng?

A:

Đơn vị đo điện tích là culông (trong hệ SI).

B:

Điện tích có hai loại: điện tích dương và điện tích âm.

C:

Dụng cụ để đo điện tích của một vật lớn hay bé là ampe kế.

D:

Cu-lông dùng cân dây xoắn để đo lực tĩnh điện giữa hai điện tích điểm.

Đáp án: C

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

3.

Một tụ điện có điện dung C, được mắc vào một hiệu điện thế U thì điện tích trên tụ điện là Q. Biểu thức liên hệ giữa chúng là:

A:

C = Q/U

B:

Q = C/U

C:

C = QU /2

D:

Q = CU/2

Đáp án: A

Điện dung của tụ điện:

Điện dung C = Q/U đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.

4.

Tại hai điểm A, B cách nhau 6cm, trong chân không. Lần lượt đặt tại A và B các điện tích điểm tương ứng là qA và qB với qA = 4qB. Gọi M là vị trí mà cường độ điện trường do hai điện tích trên gây ra tại đó bằng 0. Khoảng cách từ M đến A và B lần lượt là

A:

4,5cm; 1,5cm

B:

9cm; 3cm

C:

2cm; 4cm

D:

4cm; 2cm

Đáp án: D

Ta thấy qA.qB > 0 ⇒ M là vị trí mà cường độ điện trường do hai điện tích trên gây ra tại đó bằng 0 nên M nằm giữa A và B:

MA + MB = AB = 6cm (1)

Vì EAM = EBM nên

({E_{AM} over E_{BM}} = {q_A over q_B}.({BM over AM})^2=1 Rightarrow BM = 0,5AM (2))

Từ (1), (2) ⇒ MA = 4cm, MB = 2cm.

5.

Một điện tích điểm q = -10-6C dịch chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều, chiều chuyển động cùng chiều đường sức điện. Biết cường độ điện trường E = 300 V/m. Công của lực điện trường thực hiện được khi điện tích đi được quãng đường 5cm là

A:

-15.10-6J

B:

15.10-6J

C:

-15.10-4J

D:

15.10-4J

Đáp án: A

Công của lực điện trường thực hiện được khi điện tích đi được quãng đường 5cm là

A = q.E.d = -10-6.300.0,5 = -15.10-6J

6.

Một điện tích điểm q = -3.10-6C dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Biết công do lực điện trường thực hiện trong dịch chuyển đó là -1,8.10-5J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là

A:

54V

B:

-60V

C:

60V

D:

-54V

Đáp án: C

Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là:

UMN  = AMN/q = 60V

7.

Trong chân không, cho ba điểm A, B và M tạo thành một tam giác vuông tại A với MA = 3cm, BA = 4cm. Đặt tại M và B lần lượt các điện tích điểm qM = 18.10-8C; qB = -32.10-8C. Cường độ điện trường do hệ hai điện tích điểm qM, qB gây ra tại A có độ lớn là

A:

18.105V.m

B:

18√2.105V/m

C:

36.105V/m

D:

36.√2.105V/m

Đáp án: B

Cường độ điện trường do hệ hai điện tích điểm qM gây ra tại A có độ lớn là

(E_{MA}= 9.10^9.{q_M over MA^2 } = 9.10^9.{18.10^{-8} over 0,03^2} = 18.10^5 V/m)

Cường độ điện trường do hệ hai điện tích điểm qB gây ra tại A có độ lớn là

(E_{BA}= 9.10^9.{|q_B| over MB^2 } = 9.10^9.{-32.10^{-8} over 0,04^2} = 18.10^5 V/m)

Cường độ điện trường do hệ hai điện tích điểm qM, qB gây ra tại A có độ lớn là:

(E = sqrt{E^2_{MA} + E^2_{BA}} = 18 sqrt2 .10^5 V/m)

8.

Một electron được bắn vào trong một điện trường đều, vận tốc ban đầu cùng hướng với cường độ điện trường và có độ lớn v0=1,6.106m/s. Biết cường độ điện trường E = 910 V/m. Cho điện tích và khối lượng của electron lần lượt là –e = -1,6.10-19C;

m = 9,1.1031kg. Vận tốc của electron giảm xuống đến 0 sau khi vào điện trường một khoảng thời gian là

A:

10-7s

B:

10-6s

C:

10-5s

D:

10-8s

Đáp án: D

Gia tốc của e: a = F/m = qE/m

Thời gian giảm tốc độ:

(t = {{igtriangleup v} over a } = { v_{emptyset} over e.E }.m = 10^{-8}s)

9.

Một quả cầu nhẹ khối lượng m = 10g, tích điện q được treo ở đầu một sợi dây nhẹ, không dẫn điện rồi đặt trong một điện trường đều có phương ngang. Khi quả cầu cân bằng thì dây treo lệch khỏi phương thẳng đúng góc 30o. Cho cường độ điện trường E = 103V/m. Lấy

g = 10m/s2. Điện tích của quả cầu có độ lớn gần đúng là

A:

57,7μC

B:

173,1μC

C:

 157,1μC

D:

73,1μC

Đáp án: A

Khi quả cầu cân bằng thì dây treo lệch khỏi phương thẳng đúng góc α = 30o.

10.

Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại tích điện dương lần lượt là q1 và q2 đặt cách nhau r = 3cm trong chân không, lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F1 = 3.10-3N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau (không tiếp xúc với bất kì vật nào khác), sau khi cân bằng điện tích, đưa hai quả cầu về vị trí cũ thì thấy chúng đẩy bằng bằng lực F2 = 4.10-3N. Biết độ lớn của điện tích q1 lớn hơn độ lớn điện tích q2. Mối quan hệ giữa q1 và q2 là

A:

q1 - q2 = 4.10-8C

B:

q1 - q2 = 2.10-8C

C:

q1 - q2 = 10-8C

D:

q1 - q2 = 3.10-8C

Đáp án: B

Vì F1 là lực đẩy nên q1.q2 > 0.

Định luật Cu-lông:

Sau khi cân bằng điện tích, định luật bảo toàn điện tích:

Định luật Cu-lông:

Giải hệ (1) và (2):

11.

Điều nào sau đây là không đúng?

A:

Mắc ampe kế song song với đoạn mạch để đo cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó.

B:

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe kế (trong hệ SI)

C:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện

D:

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

Đáp án: A

Mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch để đo cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó.

12.

Công suất điện được đo bằng đơn vị nào?

A:

Ampe kế (A)

B:

Culong (C)

C:

Oát (W)

D:

 Jun (J)

Đáp án: C

Công suất điện được đo bằng đơn vị J/s hoặc Oát (W)

13.

Một dòng điện có cường độ I = 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở R = 200Ω thì nhiệt lượng toả ra trong 40s là

A:

16kJ

B:

32kJ

C:

20kJ

D:

30kJ

Đáp án: B

Định luật Jun-Lenxo: Q = I2.R.t = 22.200.40 = 32000J

14.

Một điện trở R = 5Ω được mắc vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E = 3V, điện trở trong r = 1Ω. Cường độ dòng điện trong mạch chính là

A:

0,1A

B:

0,4A

C:

0,2A

D:

0,5A

Đáp án: D

Cường độ dòng điện trong mạch chính: (I= {xi over R + r} = {3 over 5+1} = 0,5 A)

15.

Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở r = 1,5Ω được mắc với mạch ngoài thành một mạch một điện kín. Biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn U = 4,5V. Cường độ dòng điện mạch chính là

A:

1A

B:

2A

C:

3A

D:

1,5A

Đáp án: A

Áp dụng định luật Ohm cho đoạn mạch chứa nguồn ta được: (I = {xi - U over r} = {1,5 over 1,5} = 1A)

Nguồn: /