Danh sách bài viết

Đề kiểm tra Vật Lí 11 - Học kì 2 - Trường THPT Xuân Mai A (Đề 2)

Cập nhật: 27/08/2020

1.

Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước

A:

nhỏ.

B:

rất nhỏ.

C:

 lớn.

D:

rất lớn.

Đáp án: A

Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước nhỏ

2.

Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A:

thẳng song song.

B:

thẳng song song và cách đều nhau.

C:

song song.

D:

thẳng.

Đáp án: B

Từ trường đều là từ trường có các đường sức từ thẳng song song và cách đều nhau

3.

Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:

A:

0,5 (m).

B:

2,0 (m).

C:

1,5 (m).

D:

1,0 (m).

Đáp án: B

Người này đeo kính cận 0,5 dp → điểm cực viễn của người này sẽ là

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 11 có đáp án (Đề 2)

4.

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là:

A:

(G_infty = k_1 G_{2 infty})

B:

(G_infty = { delta Đ over f_1 f_2 })

C:

(G_infty ={ f_1 over f_2 })

D:

(G_infty = {Đ over f})

Đáp án: D

Công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là (G_infty = { Đ over f})

5.

Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:

A:

bàn tay trái.

B:

vặn đinh ốc 1.

C:

vặn đinh ốc 2.

D:

bàn tay phải.

Đáp án: A

Để xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang điện thì ta xác định bằng quy tắc bàn tay trái

6.

Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng?

A:

Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.

B:

Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.

C:

Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.

D:

Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Đáp án: C

Thấu kính phân kỳ cho có thể cho chùm tia sáng hội tụ từ chùm tia hội tụ

7.

Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?

A:

Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.

B:

Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.

C:

Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa.

D:

Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.

Đáp án: D

Mắt lão không giống với mắt cận và mắt viễn

8.

Chọn câu sai.

A:

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn nhỏ hơn 1.

B:

Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.

C:

Chiết suất là đại lượng không có đơn vị.

D:

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường không nhỏ hơn 1.

Đáp án: A

Chiết suất tuyệt đối của môi trường luông lớn hơn hoặc bằng 1 (trong chân không thig bằng 1)

9.

Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9° thì góc khúc xạ là 8°. Tính góc khúc xạ khi góc tới là 60°.

A:

50,39°.

B:

47,25°.

C:

51,33°.

D:

58,67°.

Đáp án: A

10.

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A:

Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

B:

Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

C:

Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

D:

Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

Đáp án: C

Suất điện động cảm ứng sinh ra do hiện tưởng cảm ứng điện từ còn suất điện động tự cảm sinh ra là do hiện tượng tự cảm

11.

Suất điện động cảm ứng là suất điện động

A:

sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

B:

sinh ra dòng điện trong mạch kín.

C:

được sinh bởi nguồn điện hóa học.

D:

 được sinh bởi dòng điện cảm ứng.

Đáp án: A

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín

12.

Lăng kính có góc chiết quang A = 60°, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 42°. Góc tới có giá trị bằng

A:

i = 21°.

B:

i = 18°.

C:

i = 30°

D:

i = 51°.

Đáp án: D

Góc lệch cực tiểu → i1 = i2

Ta có: Dm = i1 + i2 - A 

 -> i1 + i2 = Dm + A = 1020 

-> i1 = i2 = 510

 

13.

Một ngọn đèn nhỏ S đặt ở đáy một bể nước (n = 4/3), độ cao mực nước h = 60 (cm). Bán kính r bé nhất của tấm gỗ tròn nổi trên mặt nước sao cho không một tia sáng nào từ S lọt ra ngoài không khí là:

A:

r = 55 (cm).

B:

 r = 53 (cm).

C:

r = 68 (cm).

D:

r = 51 (cm).

Đáp án: C

Để tia sáng không lọt được từ bể nước qua không khí thì khi tia sáng chiếu đến rìa của miếng gỗ phải xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

Do đó ta có: (sin i = {1 over n }= { 3 over 4} o i = 48,59^0)

Bán kính nhỏ nhất của miếng gỗ là  r = h.tani = 60.tan 48,59o = 68cm

14.

Một vêbe bằng

A:

1 T/ m2.

B:

1 T.m2.

C:

1 T/m.

D:

1 T.m.

Đáp án: B

(phi = BScos alpha \ o 1Wb = 1T.m^2)

15.

Theo định luật khúc xạ thì

A:

Theo định luật khúc xạ thì

B:

góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

C:

 tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

D:

góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Đáp án: C

Nguồn: /