Danh sách bài viết

Đề phòng vàng da ở trẻ sơ sinh

Cập nhật: 17/10/2020

Tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh có thể mắc bệnh vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trẻ bị vàng da sinh lý có thể tự khỏi nếu mẹ biết chăm bé đúng cách. Trẻ bị vàng da bệnh lý, vàng da nhân cần điều trị kịp thời, nếu không có thể bị di chứng thần kinh hoặc tử vong.

Bệnh vàng da ở trẻ

Chỉ vì chủ quan

Cháu Dương Đức Việt 8 ngày tuổi, nặng 2,3kg nhập viện tại Khoa sơ sinh bệnh viện Saint Paul trong tình trạng vàng da ngày càng tăng, thở không đều, có cơn ngừng thở ngắn 3 - 4 giây, không đi được đại tiện. Sau hai ngày chiếu đèn và truyền dịch, bệnh của cháu vẫn không giảm.

Chị Phạm Thị Nga, 27 tuổi, sinh Việt vào tuần thai thứ 34. Chị Nga kể lại, 4 ngày đầu sau khi sinh cháu Việt ăn và ngủ rất ngoan. Đến ngày thứ 5, chỉ thấy da mặt cháu có màu vàng. Chị định đưa con đi khám nhưng bà ngoại và bạn bè đều nói đó là vàng da sinh lý thường gặp ở trẻ mới sinh, chỉ một vài ngày nữa sẽ hết. Nghe vậy, chị thấy yên tâm hơn và không cho con đi khám nữa. 2 ngày sau, da cháu Việt trở nên vàng sậm màu hơn. Chị thật sự lo lắng khi thấy con ngủ li bì, chỉ khi đòi ăn mới tỉnh dậy và không đi đại tiện trong 4 ngày. Thấy có điều bất thường, sang ngày thứ 7 chị Nga mới quyết định cho con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi được thụt phân, xét nghiệm máu, cháu Việt được chẩn đoán bị bệnh vàng da và được chuyển đến bệnh viện Saint Paul.

Được thay máu kịp thời

Sau khi khám và xét nghiệm, các bác sĩ ở bệnh viện Saint Paul có cùng kết luận: cháu Việt bị bệnh vàng da. Cháu được chiếu đèn và truyền dịch ngay. Đến ngày thứ 2, da vẫn không bớt vàng. Chỉ cần dùng đầu ngón tay ấn nhẹ thấy da có màu vàng rất rõ. Kết quả đo nồng độ bilirubin trong máu là 519 umol/l. Các bác sĩ đã nhanh chóng quyết định tiến hành thay máu cho cháu Việt. Bác sĩ Liên cho biết, lúc này bệnh vàng da của cháu đã rất nặng, chỉ chiếu đèn và truyền dịch không thể làm giảm được bệnh. Nếu không truyền máu kịp thời, lượng bilirubin trong máu quá cao sẽ nhanh chóng chạy lên não, làm tổn thương não, khó có thể tránh khỏi nguy cơ cháu bị tử vong hoặc bị di chứng như liệt toàn thân, giảm thính lực và thị lực...

Tối ngày 26-5, cháu Việt được thay máu. Lượng máu được thay là 350ml. Theo kết quả kiểm tra ban đầu, hiện tình trạng sức khoẻ của cháu tương đối ổn định. Đo lại nồng độ bilirubin là 297,6 mol/l, đạt mức cho phép. Cháu Việt sẽ tiếp tục được theo dõi, khoảng 3 ngày nữa có thể sẽ được xuất viện.

Đừng nhầm lẫn

Bác sĩ Trần Thị Liên, trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Saint Paul, cho biết, vàng da sơ sinh là hiện tượng sinh lý xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi bị vỡ, hồng cầu phóng thích vào máu một lượng lớn chất bilirubin có sắc tố vàng. Chính sự gia tăng của chất này làm da có màu vàng. Có 2 loại vàng da sơ sinh: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Cách nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra; nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.

Vàng da được chia thành 2 mức độ:

  • Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt; hoặc vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ ba.
  • Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

Làm gì khi trẻ bị vàng da

Cho trẻ sơ sinh tắm nắng

Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.

  • Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).
  • Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.
  • Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh.

Cần đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ trong trường hợp:

  • Bú ít hơn một nửa so với bình thường.
  • Nước tiểu trong.
  • Ngủ nhiều.
  • Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
  • Vàng da lan đến bàn tay, bàn chân.
  • Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm.

Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt: Nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 - 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị.

Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm. Trẻ bị vàng da sinh lý là do khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 - 6 triệu hồng cầu/mm3). Khoảng 2 ngày sau sinh, khi trẻ đã có thể tự thở tốt được, lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt làm tăng chất bilirubin trong máu. Chất bilirubin này được chuyển về gan, chuyển hoá ở đó rồi được thải ra ngoài qua đường bài tiết, da trẻ sẽ hết vàng. Ngoài nguyên nhân hồng cầu bị vỡ, trẻ mới sinh bị vàng da còn có thể do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) vì chế độ ăn hằng ngày của người mẹ có quá nhiều rau xanh hoặc hoa quả có màu như cà rốt, đu đủ.

Vàng da bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%. Là hiện tượng chất bilirubin tự do trong máu tăng quá cao. Da của trẻ có thể bị vàng ngay từ ngày đầu lọt lòng. Các vùng da bị vàng lan rộng rất nhanh, bắt đầu từ mặt, đến ngực, bụng rồi lan dần xuống hai tay, hai chân. Các triệu chứng kèm theo như trẻ ngủ li bì, bú ít, sốt cao. Nước tiểu trong, đi đại tiện một lần/ngày. Nguyên nhân chính gây bệnh vàng da là mẹ và con bất đồng nhóm máu APO hoặc Rh, hạ đường huyết, đa hồng cầu, bướu máu...

Vàng da nhân - căn bệnh khó chữa

Theo bác sĩ Liên, trẻ bị bệnh vàng da thường trở nặng ở những trường hợp sinh non, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân. Trẻ mắc bệnh vàng da, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chất bilirubin nhanh chóng chạy lên não, làm tổn thương não dẫn đến bị vàng da nhân. Vùng da bị vàng lan đến lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng ban đầu của bệnh vàng da nhân là toàn thân cứng, vặn xoắn, co giật, gan to. Bác sĩ Liên cho biết thêm, hiện nay vàng da nhân vẫn là một trong những căn bệnh còn khó chữa khỏi. Trẻ dễ bị tử vong hoặc mắc các di chứng lâu dài: giảm thị lực, thính lực, chậm phát triển trí tuệ...

Một số phương pháp điều trị bệnh vàng da

Các bé bị vàng da thường được chiếu đèn
Các bé bị vàng da thường được chiếu đèn

Chiếu đèn:

Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ nhất: 40mg/l; ngày thứ 2: 130mg/1; ngày thứ 3: 160mg/l.

Dùng nguồn ánh sáng mầu xanh dương từ bóng đèn compact, hallogen tác động lên các phân tử bilirubin ở dưới da trẻ. Các phân tử này bị biến thành các dạng đồng phân quang học, không độc, tan trong nước, dễ dàng được thải qua nước tiểu. Chiếu đèn liên tục từ 3 - 15 ngày, tuỳ theo mức độ của bệnh. Có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC. Cân nặng của trẻ càng thấp, nhiệt độ trong lồng ấp càng cao.

Lưu ý khi chiếu đèn: cần cho trẻ uống thêm nước, bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể. Hoặc truyền thêm dung dịch đường 10%.

Thay máu:

Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ 1 và ngày thứ 2: 180mg/l; ngày thứ 3: 200mg/l.

Qua đường tĩnh mạch rốn, dùng bơm tiêm hút ra một lượng máu nhất định sau đó lại bơm vào cơ thể trẻ một lượng máu tương đương. Sau mỗi lần thay máu, cần kiểm tra lại nồng độ bilirubin. Nếu nồng độ này vẫn cao, cần thay lần tiếp theo cho đến khi nồng độ bilirubin đạt mức cho phép.

Lượng máu được chỉ định đối với trẻ sinh đủ tháng từ 150 - 160ml/kg/lần; trẻ sinh thiếu tháng từ 180 - 190ml/kg/lần.


Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...