Danh sách bài viết

Đề số 1 thi thử đại học Vật Lý 2014

Cập nhật: 27/07/2020

1.

Sóng âm truyền trong không khí với vận tốc 340m/s. Một cái ống có chiều cao 15cm đặt thẳng đứng và có thể rót nước từ từ vào để thay đổi chiều cao cột khí trong ống. Trên miệng ống đặt một cái âm thoa có tần số 680Hz. Cần đổ nước vào ống đến độ cao bao nhiêu để khi gõ vào âm thoa thì nghe âm phát ra to nhất?

A:

4,5cm.

B:

3,5cm.

C:

2cm.

D:

2,5cm.

Đáp án: D

2.

Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W. Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1m, năng lượng âm bị giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết I0 = 10-12 W/m2. Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6m là

A:

89 dB

B:

98 dB

C:

107 dB

D:

102 dB

Đáp án: D

3.

Vật dao động điều hòa với phương trình: x = 20cos(2πt - π/2) (cm) (t đo bằng giây). Gia tốc của vật tại thời điểm t = 1/12 (s) là:

A:

- 4 m/s2

B:

2 m/s2

C:

9,8 m/s2

D:

10 m/s2

Đáp án: A

4.

Một động cơ điện xoay chiều của máy giặt tiêu thụ điện công suất 440 (W) với hệ số công suất 0,8, hiệu điện thế hiệu dụng của lưới điện là 220 (V). Xác định cường độ hiệu dụng chạy qua động cơ.

A:

2,5 A

B:

3 A

C:

6 A

D:

1,8 A

Đáp án: A

5.

Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều phát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?

A:

750 vòng/phút

B:

3000 vòng/phút

C:

500 vòng/phút

D:

1500 vòng/phút

Đáp án: A

6.

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình:   (cm), trong đó thời gian t được tính bằng giây. Khi chất điểm có li độ 2 cm thì tốc độ của nó là

A:

80 m/s.

B:

0,8  m/s.

C:

40  cm/s.

D:

80 cm/s

Đáp án: B

Áp dụng CT:

7.

Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp có tổng trở bằng tổng của dung kháng và cảm kháng khi có dòng điện xoay chiều tần số 50 Hz chạy qua. Biết độ tự cảm của cuộn thuần cảm là  và điện dung của tụ điện là  . Điện trở thuần của đoạn mạch nói trên là

A:

20  Ω

B:

20  Ω.

C:

20  Ω

D:

20  Ω.

Đáp án: C

Đầu bài

8.

Một vật dao động theo phương trình (cm) ( trong đó t tính bằng giây). Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm 11/3 s là

A:

44 cm.

B:

88 cm.

C:

36 cm

D:

132 cm.

Đáp án: B

9.

Một đoạn mạch xoay chiều  mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định , khi điều chỉnh độ tự cảm của cuộn cảm đến giá trị L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu các phần tử R, L, C có giá trị lần lượt là 30 V, 20 V và 60 V. Khi điều chỉnh độ tự cảm đến giá trị 2L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng bao nhiêu?

A:

50V

B:

C:

D:

Đáp án: C

10.

Hai con lắc đơn có cùng khối lượng vật nặng, chiều dài dây treo lần lượt là l1 = 64 cm và l2 = 36 cm, dao động điều hòa cùng một nơi với cùng một năng lượng dao động. Nếu biên độ góc của con lắc thứ nhất là 5,40 thì biên độ góc của con lắc thứ hai là

A:

9,60

B:

7,20

C:

6,40

D:

4,80

Đáp án: B

11.

Tìm phát biểu đúng về ánh sáng đơn sắc:

A:

Đối với các môi trường khác nhau, ánh sáng đơn sắc luôn có cùng bước sóng.

B:

Đối với ánh sáng đơn sắc, góc lệch của tia sáng đối với các lăng kính khác nhau đều có cùng giá trị.

C:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính

D:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tách màu khi qua lăng kính.

Đáp án: D

12.

Một nguồn âm được coi như một nguồn điểm phát ra sóng âm trong một môi trường coi như không hấp thụ và phản xạ âm thanh. Mức cường độ âm tại một điểm cách nguồn 15 m là 79 dB. Cường độ âm chuẩn I0 = 10 – 12 W/m2. Công suất của nguồn âm nói trên là

A:

0,225 W

B:

0,424 W

C:

0,125 W.

D:

0,345 W

Đáp án: A

Vì âm phát đẳng hướng trong không gian nên công suất phát ra trải đều trên diện tích mặt cầu

13.

Cho phản ứng hạt nhân sau:  . Biết mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u;

mHe4 = 4,0015u,  1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là

A:

7,26MeV;

B:

17,42MeV;

C:

12,6MeV;

D:

17,25MeV

Đáp án: B

14.

Trong mạch dao động lí tưởng, cuộn cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Tại thời điểm t  = 0, điện tích trên các bản tụ có độ lớn cực đại. Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm t = 0, để năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là

A:

B:

C:

D:

Đáp án: D

Nguồn: /