Danh sách bài viết

Đề thi chính thức của bộ giáo dục THPT Quốc Gia năm 2017 - Môn Vật Lý - Mã đề 203

Cập nhật: 26/07/2020

1.

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điều kiện để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại là

A:

ω2LC = R

B:

ω2LC = 1

C:

ωLC = R

D:

ωLC = 1

Đáp án: B

Dòng điện hiệu dụng trong mạch cực đại khi xảy ra cộng hưởng ZL = ZC = ω2LC = 1

2.

Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng

A:

điện - phát quang

B:

hóa - phát quang

C:

nhiệt - phát quang

D:

quang - phát quang

Đáp án: A

Đèn LED hoạt động dựa vào hiện tượng điện phát quang

3.

Hạt nhân (_6^{12}) được tạo thành bởi các hạt

A:

êlectron và nuclôn

B:

prôtôn và nơtron

C:

nơtron và êlectron

D:

prôtôn và êlectron

Đáp án: B

Hạt nhân được cấu tạo bởi các hạt notron và proton

4.

Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng

A:

giao thoa ánh sáng

B:

nhiễu xạ ánh sáng

C:

tán sắc ánh sáng

D:

phản xạ ánh sáng

Đáp án: C

Đây là hiện tượng tán sắc ánh sáng (ánh sáng trắng qua mặt phân cách hai môi trường bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc)

5.

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là F = - kx. Nếu F tính bằng niutơn (N), X tính bằng mét (m) thì k tính bằng

A:

N.m2

B:

N/m2

C:

N.m

D:

N/m

Đáp án: D

Đơn vị của độ cứng k là N/m

6.

Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là

A:

biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ

B:

trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao

C:

làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống

D:

tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao

Đáp án: B

Biến điệu là trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần

7.

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là ZL và ZC. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A:

(frac{R}{{sqrt {{R^2} + {{left( {{Z_L} + {Z_C}} ight)}^2}} }})

B:

(frac{{sqrt {{R^2} + {{left( {{Z_L} - {Z_C}} ight)}^2}} }}{R})

C:

(frac{{sqrt {{R^2} + {{left( {{Z_L} + {Z_C}} ight)}^2}} }}{R})

D:

(frac{R}{{sqrt {{R^2} + {{left( {{Z_L} - {Z_C}} ight)}^2}} }})

Đáp án: A

Hệ số công suất của mạch cos p = (frac{R}{{sqrt {{R^2} + {{left( {{Z_L} + {Z_C}} ight)}^2}} }})

8.

Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μn. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị là

A:

0,40 μm

B:

0,20 μm

C:

0,25 μm

D:

0,10 μm

Đáp án: A

Để xảy ra hiện tượng quang điện thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện =>  λ = 0,40 μm  không có khả năng gây ra hiện tượng quang điện

9.

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là A1, φ1 và A2, φ2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu φ được tính theo công thức

A:

tan φ = ({A_1 cos φ_1 + A_2 cos φ_2 over A_1 sin φ_1 + A_2 sin φ_2})

B:

tan φ = ({A_1 sin φ_1 + A_2 sin φ_2 over A_1 cos φ_1 - A_2 cos φ_2})

C:

tan φ = ({A_1 sin φ_1 + A_2 sin φ_2 over A_1 cos φ_1 + A_2 cos φ_2})

D:

tan φ = ({A_1 sin φ_1 - A_2 sin φ_2 over A_1 cos φ_1 + A_2 cos φ_2})

Đáp án: C

10.

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng Zc. Tổng trờ của đoạn mạch là:

A:

( sqrt{R^2+(Z_L + Z_C)^2})

B:

( sqrt{|R^2-(Z_L + Z_C)^2|})

C:

( sqrt{|R^2-(Z_L - Z_C)^2|})

D:

( sqrt{R^2+(Z_L - Z_C)^2})

Đáp án: D

11.

Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng

A:

màu đỏ

B:

màu tím

C:

màu vàng

D:

màu lục

Đáp án: B

Ánh sáng huỳnh quang phát ra luôn có bước sóng dài hơn ánh sáng kích thích như vậy ánh sáng tím không thể là ánh sáng huỳnh quang

12.

Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường

A:

dao động cùng pha là một phần tư bước sóng

B:

gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng

C:

dao động ngược pha là một phần tư bước sóng

D:

gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng

Đáp án: B

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại đó dao động cùng pha với nhau

13.

Tia α là dòng các hạt nhân

A:

(_1^2H)

B:

(_1^3H)

C:

(_2^4H)

D:

(_2^3H)

Đáp án: C

Tia α là dòng các hạt nhân là (_2^4H)

14.

Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là

A:

(λ over 4)

B:

C:

λ

D:

(λ over 2)

Đáp án: D

Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là nửa bước sóng

15.

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ

B:

Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt

C:

Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X

D:

Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học

Đáp án: C

Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn tia X

Nguồn: /