Danh sách bài viết

Đề thi minh họa môn Vật lý năm 2019 của Bộ giáo dục

Cập nhật: 26/07/2020

1.

Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos((omega )t + (varphi) )  (A>0; (omega)  > 0) Pha của dao động ở thời điểm t là

A:

(omega)

B:

cos((omega )t + (varphi) )

C:

((omega )t + (varphi) )

D:

(varphi)

Đáp án: C

Phương trình dao động điều hòa:x = Acos((omega )t + (varphi) ) 

Ta có, pha dao động ở thời điểm t là: ((omega )t + (varphi) ) 

2.

Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Khi vật ở vị trí có li độ x thì lực kéo về tác dụng lên vật có giá trị là

A:

-kx

B:

kx2

C:

-1/2 kx

D:

-1/2 kx2

Đáp án: A

Lực kéo về tác dụng lên vật: F= -kx

3.

Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Phương trình dao động của một phần tử trên Ox là u = 2cos10t (mm). Biên độ của sóng là:

A:

10 mm.

B:

4 mm.

C:

5 mm.

D:

2 mm.

Đáp án: D

Ta có phương trình dao động sóng: u = 2cos10t (mm)

=> Biên độ của sóng: A=2mm

4.

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với

A:

tần số âm.

B:

mức cường độ âm.

C:

cường độ âm.

D:

đồ thị dao động âm.

Đáp án: A

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm

5.

Điện áp (u = 120cos( 100 pi + {pi over 12} ) (V) ) có giá trị cực đại là 

A:

(60 sqrt2 V)

B:

120V

C:

(120 sqrt2 V)

D:

60

Đáp án: B

Phương trình điện áp: (u = 120cos( 100 pi + {pi over 12} ) (V) )

=> Giá trị cực đại: U0 = 120V

6.

Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là

A:

({U_1 over U_2 } = { N_2 over N_1 } )

B:

({U_1 over N_1 } = U_2 N_2)

C:

U1U2 = N1N2

D:

({U_1 over U_2 } = { N_1 over N_2 } )

Đáp án: D

7.

Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

A:

Mạch tách sóng.

B:

Mạch khuếch đại.

C:

Micrô.

D:

Anten phát.

Đáp án: A

Ta có, sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến gồm

1 - Micro: Tạo ra dao động điện từ âm tần.
2 - Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao.
3 - Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
4 - Mạch khuếch đại: Khuếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
5 - Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.
=> Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến không có mạch tách sóng:

8.

Quang phổ liên tục do một vật rắn bị nung nóng phát ra

A:

chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó.

B:

không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.

C:

chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.

D:

phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật đó.

Đáp án: C

Ta có, đặc điểm của quang phổ liên tục:
- Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn (t>20000C)
- Không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn sáng
- Nhiệt độ càng lớn: năng lượng tập trung nhiều ở vùng ánh sáng có λ ngắn.

9.

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

B:

Tia X có bản chất là sóng điện từ.

C:

Tia X không có khả năng đâm xuyên.

D:

Tia X không truyền được trong chân không.

Đáp án: C

Ta có:
+ Tia X: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn (10-8 - 10-11m)

+ Tính chất, đặc điểm của tia X:
- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm
xuyên càng lớn (càng cứng).
- Làm đen kính ảnh.
- Làm phát quang một số chất.
- Làm ion hoá không khí.
- Có tác dụng sinh lí.
=> A, B, D – sai
C - đúng

10.

Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm. Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng

A:

vàng.

B:

đỏ.

C:

tím.

D:

cam.

Đáp án: C

Ta có: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích (lambda_{hq} > lambda_{kt})

Mặt khác: Ta có bước sóng ánh sáng nhìn thấy theo chiều giảm dần:
Đỏ > Da cam > Vàng > Lục > Lam > Chàm > Tím
=> Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang ánh sáng màu chàm là ánh sáng tím

11.

Hạt nhân (^{235}_{92}U) hấp thụ một hạt nơtron thì vỡ ra thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đây là

A:

quá trình phóng xạ.

B:

phản ứng phân hạch.

C:

phản ứng nhiệt hạch.

D:

phản ứng thu năng lượng.

Đáp án: C

Ta có:
+ Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt
nhân kháC. Hạt nhân tự phân hủy gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau khi phân hủy được gọi là hạt
nhân con.
+ Phản ứng phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân rất nặng hấp thụ một nơtron và vỡ thành hai hạt nhân
trung bình.
+ Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.
Theo đầu bài: Hạt nhân (^{235}_{92}U) hấp thụ một hạt nơtron vỡ thành hai hạt nhân nhẹ hơn

=> Quá trình đó là phản ứng phân hạch

12.

Cho các tia phóng xạ: (alpha; eta^- ; eta^+ ; gamma) Tia nào có bản chất là sóng điện từ?

A:

Tia (alpha)

B:

Tia (eta^+)

C:

Tia (eta^-)

D:

Tia (gamma)

Đáp án: D

 ctrongác tia phóng xạ: (alpha; eta^- ; eta^+ ; gamma)  thì tia (gamma) là tia có bản chất là sóng điện từ 

13.

Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là F. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là 3r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là

A:

(F over 9)

B:

(F over 3)

C:

3F

D:

9F

Đáp án: A

Ta có:
+ Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm là r: (F = k{| q_1 q_2| over varepsilon r^2})

+ Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm là 3r: (F' = k{| q_1 q_2| over varepsilon ({3r})^2} = k{| q_1 q_2| over varepsilon 9{r}^2}).

=> ({F over F'} = 9 o F' ={F over 9})

14.

Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Khi cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm đều từ I xuống 0 trong khoảng thời gian 0,05 s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là 8 V. Giá trị của I là

A:

0,8 A.

B:

0,04 A.

C:

2,0 A.

D:

1,25 A.

Đáp án: B

15.

Một con lắc đơn dao động với phương trình s = 2cos 2 (pi) t(cm)(t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc là

A:

1 Hz.

B:

2 Hz.

C:

(pi) Hz.

D:

2(pi) Hz

Đáp án: A

Tần số của con lắc lò xo là (f = { omega over 2 pi } = {2 pi over 2 pi } = 1 Hz)

Nguồn: /