Danh sách bài viết

Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017 - Môn Vật Lý - Mã đề 202 cùng nhóm với đề 208, 210, 216, 218, 224

Cập nhật: 25/07/2020

1.

Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian

B:

Gia tốc cùa vật luôn giảm dần theo thời gian

C:

Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian

D:

Biên độ dao động giảm dần theo thời gian

Đáp án: D

2.

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc có độ lởn tỉ lệ thuận với

A:

độ lớn vận tốc của vật

B:

độ lớn li độ của vật

C:

biên độ dao động của con lắc

D:

chiều dài lò xo của con lắc

Đáp án: B

|F| = k|x|. Đáp án B

3.

Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động năng của nó là

A:

mv2

B:

mv2/2

C:

vm2

D:

vm2/2

Đáp án: B

Động năng của chất điểm có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là Wđ = (frac{m{{v}^{2}}}{2})  . Đáp án B.

4.

Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng 

A:

quang - phát quang

B:

nhiễu xạ ánh sáng

C:

tán sắc ánh sáng

D:

giao thoa ánh sáng

Đáp án: C

Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vao hiện tượng tán sắc ánh sáng. Cầu vồng là một dải màu (cong) biến thiên liên tục từ đỏ đến tím trong đó có 7 màu chính là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Đáp án C.

5.

Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục. Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng

A:

màu vàng

B:

màu đỏ

C:

màu cam

D:

màu tím

Đáp án: D

λpqkt; λlụctím nên sáng kích thích kích thích cvos thể là chum sáng màu tím.

6.

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

A:

tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

B:

tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng

C:

tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng

D:

tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng

Đáp án: A

Tốc độ truyền sóng cơ là tốc độ lan truyền dao động.

7.

Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch là

A:

(frac{1}{2pi sqrt{LC}})

B:

(frac{2pi }{sqrt{LC}})

C:

(2pi sqrt{LC})

D:

(frac{sqrt{LC}}{2pi })

Đáp án: A

Tần số dao động riêng của mạch dao động điện từ LC là f = (frac{1}{2pi sqrt{LC}})

8.

Lực hạt nhân còn được gọi là

A:

lực hấp dẫn

B:

lực tương tác mạnh

C:

lực tĩnh điện

D:

lực tương tác điện từ

Đáp án: B

Lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là lực hút rất mạnh để liên kết các nuclôn thành hạt nhân chỉ phát huy tác dụng khi khoảng cách giữa các nuclôn ≤ 10-15 m được gọi là lực tương tác mạnh.

9.

Đặt điện áp xoay chiều (u=Usqrt{2}cos (omega t+varphi ))  (ω > 0) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Gọi Z và I lần luợt là tổng trở của đoạn mạch và cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây đúng?

A:

Z = I2U

B:

IU

C:

U = IZ

D:

U = I2Z

Đáp án: C

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp là U = IZ. 

10.

Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng

A:

biên độ nhưng khác tần số

B:

pha ban đầu nhưng khác tần số

C:

tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

D:

biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian

Đáp án: C

Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùngtần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

11.

Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ i = 4cos(2πft + π/2) (A) (f > 0). Đại lượng f được gọi là

A:

pha ban đầu của dòng điện

B:

tần số của dòng điện

C:

tần số góc của dòng điện

D:

chu kì của dòng điện

Đáp án: B

i = I0cos(wt + ρ) = I0cos(2πft + ρ); f gọi là tần số của dòng điện.

12.

Một người đang dùng điện thoại di động đề thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra 

A:

bức xạ gamma

B:

tia tử ngoại

C:

tia Rơn-ghen

D:

sóng vô tuyến

Đáp án: D

Điện thoại di động phát và thu sóng vô tuyến để thực hiện và nghe cuộc gọi

13.

Đặt điện áp xoay chiều (u=Usqrt{2}cos (omega t+varphi )) (  ω> 0) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này bằng

A:

(frac{1}{omega L})

B:

ωL

C:

ω/L

D:

L/ω

Đáp án: B

Cảm kháng của cuộn cảm thuần ZL = ωL

14.

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt

A:

notron

B:

phôtôn

C:

prôtôn

D:

êlectron

Đáp án: B

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

15.

Số nuclôn có trong hạt nhân (^{14}_6C) là

A:

8

B:

20

C:

16

D:

14

Đáp án: D

Số nuclôn có trong hạt nhân (^{14}_6C)  là A = 14.

Nguồn: /