Danh sách bài viết

Đề thi thử môn Vật lý kỳ thi THPT Quốc Gia trường THPT Nam Cao 2018 mã đề 304

Cập nhật: 16/07/2020

1.

Đặt giữa hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều tần số 50 Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng √3/2 Biết điện dung C = 10−4/2π(F), độ tự cảm L = 3/π(H). Giá trị của điện trở R là:

A:

50√3Ω

B:

100 Ω

C:

100√2Ω

D:

100√3Ω

Đáp án: D

ω = 2πf =100π ⇒ ZC =200Ω ; ZL=300Ω; cosφ=( sqrt{3} over 2)

⇒ |tan φ|  =  1/( sqrt3) =(|Z_L - Z_C| over R) ⇒ R =100√3 Ω;

2.

Một dây thép AB dài l =60cm, hai đầu được gắn cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng mang điện thành phố tần số 100Hz. Trên dây có sóng dừng với tổng cộng 6 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A:

15m/s

B:

30m/s

C:

24m/s

D:

12m/s

Đáp án: C

Tần số dao động của cuộn dây bằng 2 lần tần số dao động của dòng điện và bằng
f = 2.100 = 200(Hz)
 1 = kλ/2  = k .v/2f

Dây có 2 đầu cố định với 6 nút sóng ⟹ k = 5
⇒v2fl /k =24 m/s

Chú ý: f dao động = 2 f điện

3.

Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1 = 100N/m và k2 = 150N/m. Treo vật khối lượng m = 250g vào hai lò xo ghép song song. Treo vật xuống dưới vị trí cân bằng 1 đoạn 4/π rồi thả nhẹ. Khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo 2 bị đứt. Vật dao động dưới tác dụng của lò xo 1. Tính biên độ dao động của con lắc sau khi lò xo 2 đứt:
 

A:

3,5 cm

B:

2cm

C:

2,5 cm

D:

3cm

Đáp án: C

O là vị trí cân bằng của hệ 2 lò xo em sẽ tìm được hệ giãn 1cm

O1 là vị trí cân bằng của vật khi chỉ còn k1 em sẽ tìm được độ giãn là 2,5cm ⇒ OO1 = 1,5cm
Đối với hệ 2 lò xo, kéo m xuống dưới VTCB đoạn 4/π (cm) rôi thả nhẹ thì A hệ = 4/π cm ⇒
Lúc đi qua VTCB O thì vận tốc là: 

v = v hệ max=A hệhệ = A hệ .(sqrt{k_1 + k_2 over m})= 40cm

Ngay tại vị trí O này k2 đứt, con lắc bây giờ là con lắc mới gồm k1 và m. Đối với con lắc này VTCB mới là O1 và vật m qua vị trí O có
x = +1,5cm với v = 40 cm/s tần số góc mới ω1 =(sqrt{k_1 over m})= 20 rad/s

⇒ Áp dụng công thức độc lập thời gian em sẽ có A1 = 2,5cm

4.

Một bức xạ đơn sắc có bước sóng trong thủy tinh là 0,2800 m; chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ đó là 1,5. Bức xạ này là

A:

tia tử ngoại

B:

ánh sáng chàm

C:

tia hồng ngoại

D:

ánh sáng tím

Đáp án: D

(n_2over n_1)=1,5 = (λ_2over λ_1) ⇒  λ1= 0,42 μm⇒ ánh sáng tím.

5.

Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số f, điện tích trên một bản tụ điện có giá trị cực đại là Q0 và cường độ dòng điện có giá trị hiệu dụng là I. Biểu thức liên hệ giữa I, Q0 và f là
 

A:

I = 2πfQ0

B:

I = πfQ0√3

C:

I = 0,5πfQ0

D:

I = πfQ0√2

Đáp án: D

I = I0 /√2 =(ωQ_0 over sqrt2)(2​​πfQ_0 over sqrt2) = √2πfQ0

6.

Mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm một biến trở, một tụ điện có điện dung C = 31,8 μF và một cuộn dây thuần cảm độ tự cảm L = 1/2π(H). Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch u = U√2 cos 100πt (V). Giá trị lớn nhất của công suất khi R thay đổi là 144 W. Giá trị U là

A:

100 V

B:

220 V

C:

120 V 

D:

120 ( sqrt2) V

Đáp án: C

ω=100π ⇒ ZC =100Ω ;ZL =50Ω

Khi R thay đổi thì Pmax =(U^2 over 2|Z_L - Z_C|) ⇒ U =(sqrt{2|Z_L -Z_C | P_{max}})=120 V

Chú ý: Khi R thay đổi, để công suất mạch đạt cực đại thì R = |ZL -ZC |

7.

Máy phát điện xoay chiều có phần cảm gồm hai cặp cực và phần ứng gồm 4 cuộn dây mắc nối tiếp. Suất điện động của máy là 220 V, tần số 50 Hz. Số vòng dây của mỗi cuộn dây phần ứng là 50 vòng. Từ thông cực đại qua mỗi vòng là:

A:

2,5 mWb

B:

4 mWb

C:

0,5 mWb

D:

5 mWb

Đáp án: D

e = 220(V); ω = 2πf = 100π
Vậy từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là: Φ0(e_0 over 4.50.ω)=(e over 4.50.ω sqrt2)= 5.10-3(Wb)

Chú ý: - Bài toán không cần sử dụng dữ kiện có 2 cặp cực (n = 2) vì đề bài đã cho f = 50 (Hz)
CT: f= np/60 được sử dụng để tính f với n là só cặp cực, p là số vòng quay của rôto trong 1 phút.

8.

Một động cơ điện xoay chiều có điện trở dây cuốn là 30Ω . Khi mắc vào mạch có điện áp hiệu dụng 200 V thì động cơ sinh ra một công suất cơ học là 82,5 W. Biết hệ số công suất của động cơ là 0,9. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ là:

A:

4,5 A

B:

1,1 A

C:

1,8 A

D:

0,5 A

Đáp án: D

Công suất của động cơ gồm công suất cơ học và nhiệt lượng tỏa ra trên R.
Do đó: P = Pi + Q ⇔ UIcosφ = 82,5 + I2R ⟺ 30I2 - 200.0,9I + 82,5 = 0

⇒ I= 0,5A  hoặc I = 5,5 A

9.

Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với chu kì riêng là T thì

A:

năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng 2T.

B:

khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường đạt cực đại là T.

C:

khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là T/4.

D:

khi năng lượng từ trường có giá trị cực đại thì năng lượng điện trường cũng có giá trị cực đại.

Đáp án: C

A sai vì năng lượng điện trường và từ trường biến thiên với chu kì T/2.
B sai vì khoảng thời gian 2 lần lien tiếp năng lượng điện trường cực đại là T/2
D sai vì năng lượng từ trường cực đại thì năng lượng điện trường cực tiểu

10.

Một con lắc lò xo dao động tắt dần trong môi trường có lực ma sát nhỏ, biên độ lúc đầu là A . Quan sát thấy tổng quãng đường mà vật đi được từ lúc dao động đến khi dừng hẳn là S. Nếu biên độ dao động là 2A thì tổng quãng đường mà vật đi được từ lúc dao động cho đến khi dừng hẳn là

A:

S√2

B:

4S

C:

S/2

D:

2S

Đáp án: B

Quãng đường đi được của vật cho đến lúc dừng trong dao động tắt dần của con lắc lò xo được tính
theo công thức:
S = (kA^2 over 2Fcosα)(trong đó F là lực cản tác động lên vật)
(S_2 over S_1)=((2A)^2 over A^2)=4 ⇒ S=4S

Chú ý: Công thức chung về quãng đường đi được của vật cho đến lúc dừng trong dao động tắt dần là:
S =(mω^2A^2 over 2Fcosα)

11.

Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos(120πt + π/3)(V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/6π(H). Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 40√2 thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A . Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A:

i = 3√2cos (120πt - π/6) (A).

B:

i = 2cos (120πt + π/6) (A).

C:

i = 3cos (120πt - π/6) (A).

D:

i = 2√2cos (120πt - π/6) (A).

Đáp án: C

Trong mạch chỉ có cuộn cảm thuần thì u, i vuông pha với nhau. Ta có:
(({ u over U_0 })^2)+(({ iover I_0 })^2)=1
ZL = 20(Ω) ⟹ U0 = 20I0(({ 40sqrt2 over 20 I_0 })^2) + (({ 1over I_0 })^2)=1 ⇒I0 = 3, φi = φu -  π/2 = - π/6

12.

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 6 cos(10t + π/3 )(cm) ; x2 = 8 cos(10t − π/6 )(cm). Lúc li độ dao động của vật x = 8 cm và đang giảm thì li độ của thành phần x1 lúc đó

A:

bằng 6 và đang tăng

B:

bằng 0 và đang tăng

C:

bằng 6 và đang giảm

D:

bằng 0 và đang giảm

Đáp án: D

ta có : A2 = A12 +A22+ 2A1A2 cos ( π/6 +  π/3)=A12 +A2=100

⟹ A = 10cm
Khi li độ x = 8 (cm) thì li độ x2 = 8 (cm) và x1 = 0. Do x đang giảm nên ta biểu diễn được x, x1, x2 như hình vẽ. x có chiều ngược chiều kim đồng hồ. Vậy x1 cũng có chiều ngược chiều kim đồng hồ hay x1 đang giảm

13.

Điều nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ liên tục? Quang phổ liên tục

A:

dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng.

B:

không phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật.

C:

dùng để xác định bước sóng của ánh sáng.

D:

dùng để xác định thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.

Đáp án: A

Quang phổ liên tục dùng để xác định nhiệt độ của các vật khi phát sáng,phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật, ko dùng để xác định bước sóng,và cấu tạo của vật phát sáng

14.

Âm do một chiếc đàn bầu phát ra

A:

nghe càng trầm khi biên độ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn

B:

nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn

C:

có âm sắc phụ thuộc vao dạng đồ thị dao động của âm

D:

có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng

Đáp án: C

Âm trầm hay bổng phụ thuộc vào tần số của âm, âm có tần số càng thấp thì càng trầm và ngược lại.
Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị của âm.

15.

Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó, ta phải

A:

tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì

B:

tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không đổi theo thời gian

C:

làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát

D:

tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian

Đáp án: A

Để duy trì dao động ta cần tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một
phần của từng chu kì

Nguồn: /