Danh sách bài viết

Đề thi thử môn Vật lý kỳ thi THPT Quốc Gia trường THPT Nam Cao 2018 mã đề 307

Cập nhật: 22/07/2020

1.

Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm, dao động cùng biên độ A = 5cm, cùng tần số f = 20Hz và ngược pha nhau tạo ra hai sóng lan truyền với vận tốc v = 0,8m/s. Biết trong quá trình truyền sóng biên độ của sóng không đổi. Số điểm dao động với biên độ bằng 9cm nằm trên đường thẳng đi qua AB và trong khoảng AB là

 

A:

10 điểm

B:

5 điểm

C:

6 điểm

D:

12 điểm

Đáp án: D

Ta có biên độ cực đại của các điểm nằm trên khoảng AB là 2.5 = 10cm > 9cm

Ta đi tìm các điểm dao động với biên độ cực đại trên khoảng AB

Các điểm đó thỏa mãn d2 − d1 = ( k + 1/2 ).λ mà λ= v. T =v/f = 80/20 =4 cm ⇒ d2 - d1 =4k +2

Mặt khác : -AB <d2 − d1 < AB ⇒ -3,5< k < 2,5 

⟹ k = −3, −2, −1,0,1,2

Vậy có 6 điểm dao dộng với biên độ cực đại trong khoảng AB.
Mặt khác ta có điểm A ứng d2 − d1 = AB ⟹ k = 2,5 và điểm B ứng d2 − d1 = −AB ⟹ k = −3,5
A và B là hai điểm có biên độ lý thuyết bằng 0.
Ta có đồ thị biên độ của các phần tử trong khoảng AB như sau:

Ta thấy giữa hai điểm có biên độ bằng 0 thì có 2 điểm (ví dụ là M và N) là hai điểm có biên độ bằng 9 cm nên
tổng cộng có 12 điểm có biên độ bằng 9 cm trong khoảng AB.

 

2.

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2cm. Trên đường thẳng (Δ) song song với AB và cách AB một khoảng là 2cm, khoảng cách ngắn nhất từ giao điểm C của (Δ) với đường trung trực của AB đến điểm M dao động với biên độ cực tiểu là

A:

0,43 cm

B:

0,64 cm

C:

0,65 cm

D:

0,5 cm

Đáp án: C

Dễ thấy M chính là giao điểm của đường cực tiểu đầu tiên ứng với k′ = −1 hoặc = 0.
Xét điểm M như trên hình vẽ ta có:

d2 - d1 =(0 + 1/2 ).λ  =1cm =2a

⇒ a = 0,5cm
Mặt khác: AB = 2c = 8cm ⟹ c = 4cm
⟹ b2 = c2 − a2 = 42 − 0,52
Ta có phương trình đường hypebol cực tiểu ứng với

k=1 là : (x^2 over a^2) - (y^2 over b^2) =1 hay   (x^2 over 0,5^2) - (y^2 over { 4^2 - 0,5 ^2 }) =1 (H)

Như vậy M sẽ là giao điểm của (H)và đường thẳng (∆)
có phương trình y = 2.
Thay y = 2 vào phương trình (H) ta có x = 1,704 cm = MC

3.

Mạch điện RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = Iocosωt. Các đường biểu diễn hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu các phần tử R, L, C như hình vẽ. Các hiệu điện thế tức thời uR, uL, uC theo thứ tự là:

A:

1,3,2

B:

3,1,2

C:

2,1,3

D:

3,2,1

Đáp án: D

Ta thấy (1)và (2)ngược pha
⟹ Đây là uLvà uC ⟹ (3)là uR.

Ta chú ý rằng: khi t = T/4 thì uR = UoR cos(φR) = 0

⟹ φR =π/2 ⇒ φL =π/2+ φR = π⟹ uL = UoL cos(φL) = −UoL. Vậy (2) là uL và (1)là uC

4.

Một con lắc đơn dao động tắt dần, cứ sau mỗi chu kì thì biên độ giảm 3%. Năng lượng toàn phần của con lắc mất đi sau một chu kì đầu là:

A:

3 %

B:

9 %

C:

5,91 %

D:

6,1%

Đáp án: C

Ban đầu giả sử biên độ là A ⟹ Cơ năng ban đầu W = 1/2 .KA2
Sau chu kỳ đầu tiên biên độ chỉ còn là A’ = A(100% − 3%) = 0,97A
Suy ra cơ năng sau chu kỳ đầu là W′ = 1/2. KA′2 = 0,972W = 94,09%W
Vậy sau chu kỳ đầu tiên cơ năng đã giảm đi (100% − 94,09%) = 5,91%

5.

Một vật m1 đang dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ là A1 như hình vẽ. Khi m1 đang ở vị trí có li độ x = A1 thì một vật khác có khối lượng m2 = m1 chuyển động với vận tốc v0 có độ lớn bằng một nửa độ lớn vận tốc của m1 khi đi qua vị trí cân bằng đến va chạm đàn hồi xuyên tâm vào m1. Sau va chạm vật m1 tiếp tục dao động điều hoà với biên độ A2. Tỉ số biên độ dao động của vật m1 ngay trước và sau va chạm là:


 

A:

(A_1 over A_2) = (2 over sqrt 5)

B:

(A_1 over A_2) = ( sqrt 2 over2)

C:

(A_1 over A_2) = (1 over 4)

D:

(A_1 over A_2) = (1 over 5)

Đáp án: A

+) Ta có tốc độ của m1 khi qua VTCB ban đầu là Vmax = ω1A1 ⇒ vo = −(1 over 2)V max =  −(1 over 2)ω1A1

+) Do đây là va chạm đàn hồi xuyên tâm nên ta có:
Định luật bảo toàn động năng:(1over 2) m102  + (1over 2)m2 v02 =  (1over 2)m1 v12(1over 2)m2 v22

Định luật bảo toàn động lượng (chiếu trên trục Ox): m10 + m2(vo) = m1v1 + m2v2

Từ hai phương trình trên ta rút ra: v1(2m_2over m_2 + m_1) v= -(1 over 2) ω1A1

Nhận thấy, ngay sau va chạm, vật m1 có x = A1 và v = v1 = − 1/2 ω1A1 ⟹ A2( sqrt{x^2 +{ v^2 over w_2^2}})

mà ω1 = ω2 ⟹ A2( sqrt{A_1^2 +{ 1 over 4 }A_1^2}) = (sqrt{5} over 2)A

 

6.

Hai chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox với các phương trình lần lượt là x1 = 2A cos(2πt / T1) cm, x2 = A cos(2πt/T2 + π/2) cm. Biết T1/T2 = 3/4. Vị trí mà hai chất điểm gặp nhau lần đầu tiên là:


 

A:

x = -1,5A

B:

x = -A/2

C:

x = -2A/3

D:

x = -A

Đáp án: A

Chú ý: bài toán này là một bài thi vật lý vì vậy sẽ không yêu cầu sử dụng toán quá nhiều nên thông thường
ta nên thử các đáp án (ở đây sẽ không làm bài toán tổng quát).

ta thấy khi x1 = -A  thì t = T1/ 3  khi đó x2 = -A vậy thoả mãn

7.

Mạch điện AB gồm đoạn AM nối tiếp với đoạn MB. Đoạn AM gồm điện trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Điện áp tức thời uAB = 100√2 cos 100πt (V). Điều chỉnh L = L1 thì cường độ hiệu dụng I = 0,5A, UMB = 100(V), dòng điện i trễ pha so với uAB một góc 600. Điều chỉnh L = L2 để điện áp hiệu dụng UAM đạt cực đại. Tính độ tự cảm L2.

 

A:

L2(1 +sqrt{2} over pi) H

B:

L2(1 +sqrt{3} over pi) H

C:

L2(2 +sqrt{3} over pi) H

D:

L2(2,5 over pi) H 

Đáp án: A

8.

Mạch dao động LC, tụ điện có điện dung C = 25pF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 4.10-4H. Vào thời điểm ban đầu dòng điện qua cuộn dây có giá trị cực đại bằng 20mA. Biểu thức của điện tích trên bản tụ điện là:

A:

q = 2.10−9cos(107t + π⁄2) (C)

B:

q = 2cos(107t − π⁄2) (nC)

C:

 q = 2.10−9cos(2.107t)(C)

D:

q=  = 2cos107t(nC)

Đáp án: B

viết pt của i :

ω = 107 rad/s

Tại t = 0s ⟹ i = Io ⟹ φ = 0 rad ⟹ Phương trình của i là: i = 20.10−3. cos(107t) (A)
Ta có q′ = i ⟹ q = ∫ idt ⟹ q = 2.10−9 sin(107t) = 2.10−9 cos (107t − π/2) (C)

9.

Tại một thời điểm t1 nào đó, hai dòng điện xoay chiều có phương trình i1 = Iocos(ωt + φ1), i2 = Iocos(ωt + φ2) có cùng giá trị tức thời bằng 0,5Io nhưng một dòng đang tăng và một dòng đang giảm. Xác định khoảng thời gian ngắn nhất ( Δt) tính từ thời điểm t1 để i1 = -i2?

A:

 Δt= (pi over 2ω) 

B:

 Δt= (pi over ω) 

C:

 Δt= (pi over 4ω) 

D:

 Δt= (pi over 3ω)  

Đáp án: A

Hai véc tơ i1và i2 lần lượt biểu diễn cho hai dao động điện.
Ta có khi i1 = −i2 khi xảy ra trường hợp như trên hình vẽ thứ 2, khi đó ta có góc quay của
i1bằng góc quay của i2 và bằng góc quay của u và bằng π/2 .

10.

Một con lắc đơn có vật nhỏ bằng sắt nặng m = 10 g đang dao động điều hòa. Đặt trên con lắc một nam châm thì vị trí cân bằng không thay đổi. Biết lực hút của nam châm tác dụng lên vật dao động của con lắc là 0,02 N. Lấy g = 10 m/s2Chu kì dao động bé tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với lúc đầu?
 

A:

Giảm 8,7%

B:

Giảm 11,8 %

C:

Tăng 8,7%

D:

Tăng 11,8 %

Đáp án: D

Vì nam châm luôn hút sắt nên F hướng thẳng đứng lên mà F < P thì P có hướng thắng đứng xuống và độ lớn P′ = P − F nên g′ = g − F/m = 8(m/s2)

 

11.

Bộ phận không có trong sơ đồ khối của máy phát vô tuyến điện là:

A:

mạch biến điệu 

B:

mạch tách sóng 

C:

mạch khuếch đại

D:

ăng ten

Đáp án: B

 Trong sơ đồ mạch phát sóng có: (1) micro; (2) máy phát dao động điện từ cao tần; (3)mạch trộn sóng (mạch biến điệu ); (4) mạch khuếch đại; (5) ăn ten phát.

12.

Cho đoạn mạch RLC ghép nối tiếp, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi: R = 120Ω, C = 10−4⁄0,9π F, điện áp hai đầu đoạn mạch u = U0cos100πt(V). Điều chỉnh L = L1 thì ULmax = 250V. Tìm giá trị của L để UL = 175√2 (V)?

A:

L = (3,09 over pi) H 

B:

L = (0,21 over pi) H 

C:

L = (3,1 over pi) H 

D:

L = (2,5 over pi) H  

Đáp án: C

13.

Một mạch điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 1⁄2π H, điện trở thuần r = 20Ω mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C = 31,8.10-6F và một biến trở R. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch u = 200√2cos100πt (V). Điều chỉnh biến trở để công suất toàn mạch lớn hơn 300W, giá trị của R thoả mãn điều kiện nào sau đây?

A:

110,76Ω < R

B:

 R < 22,57Ω

C:

2,57Ω < R < 90,76Ω

D:

22,57Ω < R < 110,76Ω

Đáp án: C

Ta có ZC = 100Ω và ZL = 50Ω

Pm= (R + r)I2  > 30 ⇒ 300x2 − 2002x + 300.502 < 0

⟹ 22,57 < x = R + r < 110,76 ⟹ 2,57 < R < 90,76

14.

Hai dao động điều hoà có phương trình x1 = 2sin (4t + φ1 + π⁄2) cm; x2 = 2 cos (4t + φ2) cm. Biết 0 ≤ (φ2 − φ1) ≤ π và dao động tổng hợp có phương trình x = 2 cos (4t +π⁄10) cm. Pha ban đầu của dao động một là:

A:

φ = -π⁄3

B:

φ = -π⁄18 

C:

φ = -7π⁄30

D:

φ = -42π⁄90

Đáp án: C

Theo như hình vẽ ta thấy x1, x2, x có cùng biên độ nên tam giác
trên là tam giác đều tương ứng với việc 3 góc bằng π/3. Ta thấy
0 ≤ φ2 − φ1 ≤ π nên x2 sớm pha hơn x1 là 2π/3 và hình vẽ trên
biểu diễn đúng pha.
Cũng trên hình vẽ ta thấy x sớm pha hơn π/3 so x1nên

φ1 =φ - π/3 =π/10 -π/3  = -7π/30

15.

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng 600cm2 quay đều với tốc độ 120vòng/phút trong từ trường đều có B = 0,2T, trục quay nằm trong mặt phẳng khung, đi qua tâm và vuông góc với B.Tại thời điểm t = 0 véc tơ pháp tuyến n ngược chiều với vectơ B. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức là:
 

A:

e = 48π sin(4πt + π) V

B:

e = 48π sin(4πt + π/2) V

C:

e = 4,8π cos(4πt + π/2) V

D:

e = 4,8π sin(4πt + π/2) V

Đáp án: C

Ta có N = 100 vòng; S = 600cm2 = 0,06m2 ; n= 120 vòng/phút = 2 vòng/s

B = 0,2 T. Tại t = 0 ta có n ngược chiều với B ⇒ ∝= π
⟹ Phương trình từ thông qua N vòng dây là:
Ф = NBScos(ωt+∝)với NBS = 100.0,2.0,06 = 1,2 Wb và ω= 2πn = 4π

⟹ Ф = 1,2 cos(4πt + π) Wb
⟹ e = −Ф′ = 1,2.4ππ cos (4πt + π −π/2) = 4,8π cos (4πt + π2) (V)

Nguồn: /