Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Hùng Vương - Môn Vật Lý

Cập nhật: 14/07/2020

1.

Ban đầu có 20 gam chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Khối lượng của chất X còn lại sau 
khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu bằng 

A:

4,5 gam

B:

2,5 gam

C:

1,5 gam

D:

3,2 gam

Đáp án: B

mo = 20 gam. 
 Sau thời gian bằng 3 chu kỳ bán rã thì lượng chất phóng xạ còn lại bằng ({m_o over 2^3})= ( {20 over 8})=2,5 gam.

2.

Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox, quanh vị trí cân bằng O với biên độ A và chu 
kỳ T. Trong khoảng thời gian ({T over 4}) , quãng đường lớn nhất mà vật có thể đi được là 

A:

({3A over 2})

B:

A( sqrt{2})

C:

A( sqrt{3})

 

D:

A

Đáp án: B

Áp dụng liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều ta thấy: Trong thời gian t = ({T over 4}), bán kính quay 
được góc α = ω.t = ( {2pi over T}).( {T over 4})=( {pi over 2})

Dễ suy ra rằng quãng đường lớn nhất mà vật đi được sẽ phải là quãng đường vật đi từ li độ(-{A sqrt 2 over 2})đến li độ ({A sqrt 2 over 2})

Quãng đường này là A( {sqrt2})

3.

Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có 
độ cứng k, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở
vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn ( Deltaell). Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc này là 

A:

( {1 over 2pi})({ sqrt{m over k}})

B:

(2 pi sqrt{ Deltaell over g})

C:

 
( {1 over 2pi})({ sqrt{k over m}})
 

D:

 
(2 pi sqrt{ g over Deltaell})
 

Đáp án: B

4.

Cho hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x= 3( sqrt{3} )sin (( {5 pi t + {piover 2}}))(cm) và x= 3( sqrt{3} )sin (( {5 pi t - {piover 2}}))(cm). Biên độ dao động tổng hợp của hai dao 
động trên bằng 

A:

6( sqrt{3} ) cm

B:

( sqrt{3} ) cm

C:

0 cm

D:

3( sqrt{3} ) cm

Đáp án: C

Hai dao động ngược pha nhau nên biên độ dao động tổng hợp bằng 0

5.

Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết 
suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên 
khi truyền trong môi trường trong suốt này

A:

vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm.

B:

vẫn bằng 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. 

C:

lớn hơn 5.1014 Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. 

D:

nhỏ hơn 5.1014 Hz còn bước sóng bằng 600 nm.

Đáp án: B

Tần số ánh sáng không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác nên chỉ có thể chọn A hoặc B. 
 Chiết suất tuyệt đối của môi trường là n = ({c over v}) nên trong môi trường vật chất (n > 1) thì v < c. 
 Vì bước sóng (lambda)( {v over f})nên với trong môi trường vật chất ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn trong chân không. 

6.

Một đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm điện trở thuần 100 Ω , cuộn dây thuần cảm 
(cảm thuần) có hệ số tự cảm ({1 over pi})H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn 
mạch hiệu điện thế u = 200( sqrt{2})sin100(pi t)V). Thay đổi điện dung C của tụ điện cho đến khi hiệu điện 
thế giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Giá trị cực đại đó bằng

A:

200 V

B:

100( sqrt{2}) V

C:

50( sqrt{2}) V

D:

50 V

Đáp án: A

Trong mạch có cộng hưởng: ZL = ZC
 Dòng điện trong mạch có giá trị cực đại: I = ( {U over R})=2 A 
 Hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm là UL = ZL.I = 200 V

7.

Một thấu kính mỏng làm bằng thuỷ tinh giới hạn bởi hai mặt cầu đặt trong không khí. Thấu 
kính này là thấu kính phân kỳ khi 

A:

hai mặt cầu đều là hai mặt cầu lồi.

B:

hai mặt cầu đều là hai mặt cầu lõm. 

C:

bán kính mặt cầu lồi bằng bán kính mặt cầu lõm.

D:

bán kính mặt cầu lồi nhỏ hơn bán kính mặt cầu lõm.

Đáp án: B

8.

Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có 
độ tụ bằng +25 điốp. Mắt đặt sát sau kính để quan sát ảnh của vật trong trạng thái mắt không điều tiết 
thì vật phải đặt cách kính một đoạn 

A:

({100 over 27})cm

B:

 
({200 over 27})cm

C:

 
({25 over 27})cm

D:

 
({50 over 27})cm

Đáp án: A

Tiêu cự của kính lúp là f = ({1 over D})= 0,04 m = 4 cm. 
 Khi mắt không điều tiết thì ảnh A’B’ là ảnh ảo và hiện lên tại điểm cực viễn của mắt: d’ = - 50 cm. 
 Áp dụng công thức thấu kính:  (d= {d'f over d' - f})({-50 . 4' over -50 - 4}= {100 over 27} cm)

Vật cách kính lúp đoạn ( {100 over 27} cm)

9.

Một người cận thị khi đeo kính có độ tụ −2 điốp sát mắt thì nhìn rõ được vật ở vô cùng mà 
mắt không phải điều tiết. Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt người này cách mắt 

A:

100 cm

B:

75 cm

C:

25 cm

D:

50 cm

Đáp án: D

Tiêu cự của kính đeo là f = ({1 over D})= - 0,5 m = - 50 cm. 
 Vì kính đeo sát mắt nên f = - OCV ⇒ OCV = 50 cm 

 

10.

Vật sáng AB có dạng đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) 
của thấu kính phân kỳ. Khi tịnh tiến AB dọc theo trục chính ra xa thấu kính thì ảnh A’B’ của AB cho 
bởi thấu kính 

A:

nhỏ dần và dịch lại gần tiêu điểm ảnh của thấu kính. 

B:

nhỏ dần và dịch lại gần thấu kính. 

C:

lớn dần và dịch lại gần thấu kính. 

D:

lớn dần và dịch lại gần tiêu điểm ảnh của thấu kính. 

Đáp án: A

11.

Một lăng kính có góc chiết quang 30o
 và chiết suất tuyệt đối bằng(sqrt{2}) , đặt trong không khí. 
Khi chiếu chùm sáng hẹp, đơn sắc nằm trong thiết diện thẳng của lăng kính, theo phương vuông góc 
với mặt bên thứ nhất thì chùm sáng truyền thẳng đến mặt bên thứ hai của lăng kính. Góc lệch giữa 
chùm tia ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính so với chùm tia tới mặt bên thứ nhất của lăng kính 
bằng

A:

25o

B:

15o

C:

45o

D:

30o

Đáp án: B

Góc tới mặt bên thứ nhất là i1 = 0 ⇒ r1 =0 ⇒ r2 = A = 30o
 Áp dụng công thức lăng kính ở mặt bên thứ hai: n.sinr2 = sini2. Tính được i2 = 45o
 Góc lệch D = i1 + i2 – A = 15o

12.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được

A:

2 vân sáng và 2 vân tối.

B:

3 vân sáng và 2 vân tối.

C:

2 vân sáng và 3 vân tối.

D:

2 vân sáng và 1 vân tối.

Đáp án: A

({2 over 1,2} = 1,67)

({4,5 over 1,2} = 3,75)

13.

Đặt điện áp u = U0cos(omega t) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng

A:

(U_o over { sqrt 2 omega L})

B:

(U_o over {2 omega L})

C:

(U_o over {omega L})

D:

0

Đáp án: D

Umax=>Wđmax=> Wt = 0 => i = 0

14.

Đặt điện áp (u = 220 sqrt 2 cos 100 pi t) (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau (2 pi over 3) . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng

A:

(220 sqrt 2) V

B:

(220 over sqrt 3) V

C:

220 V

D:

110 V

Đáp án: C

(omega_{AM} - omega_{MB} = {2 pi over 3} Rightarrow omega_{AM} = {pi over 6} = {U_L over U_R} = {1 over sqrt 3} Rightarrow U_R = U_L sqrt 3 (1))

(U_R^2 + U_L^2 = U_C^2 )(2) (do UAM = UMB). Thay (1) vào (2)=>UL=UC/2 (3)

           U2= UR2+(UL-UC)2 (4). Thay (2),(3) vào (4)=> UAM = UMB=UC=220V

15.

Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là

A:

(i^2 = LC(U_o^2 - u^2))

B:

 
(i^2 = {C over L}(U_o^2 - u^2))
 

C:

 
(i^2 = sqrt {LC}(U_o^2 - u^2))
 

D:

 
(i^2 = {L over C}(U_o^2 - u^2))
 

Đáp án: B

W= Wđ+W(Rightarrow {1over 2} Li^2 + {1 over 2} Cu^2 = {1 over 2} CU_o^2 Rightarrow i^2 = { C over L} (U_o^2 - u^2))

Nguồn: /