Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2016 trường THPT Trần Khai Nguyên - Môn Vật Lý

Cập nhật: 18/08/2020

1.

Đặt điện áp (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần là 150 V. Hệ số công suất của mạch là

A:

(sqrt3 over 2)

B:

1

C:

(1 over 2)

D:

(sqrt3 over 3)

Đáp án: B

(cos varphi = {U_R over U} ={ 150 over 150} =1)

2.

Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng

A:

18,84 cm/s

B:

20,08 cm/s.

C:

25,13 cm/s.      

D:

12,56 cm/s.

Đáp án: C

3.

Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai ?

A:

Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

B:

Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.

C:

Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.

D:

Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

Đáp án: C

4.

Trong mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là (U_0 over 2)thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng

A:

({U_0 over 2} sqrt {3L over C})

B:

({U_0 over 2} sqrt {5L over C})

C:

 
({U_0 over 2} sqrt {5C over L})

D:

({U_0 over 2} sqrt {3C over L})

Đáp án: D

5.

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng ε  để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó

A:

giải phóng một electron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng.

B:

phát ra một photon khác có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.

C:

giải phóng một electron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.

D:

phát ra một photon khác có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng.

Đáp án: D

6.

Chiết suất của một thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc là 1,6852. Tốc độ của ánh sáng này trong thủy tinh đó là

A:

1,78.108 m/s

B:

1,59.108 m/s

C:

1,67.108 m/s

D:

1,87.108 m/s.

Đáp án: A

(v= {c over n} = { 3. 10 ^8 over 1,6852})= 1,78.108 m/s.               

7.

Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng

A:

18 Hz

B:

25 Hz

C:

23 Hz

D:

20Hz.

Đáp án: D

Khi  B tự do: 

      Khi B cố định : 

Từ (1),( 2): f2=20Hz

8.

Giữa anôt và catôt của một ống phát tia X có hiệu điện thế không đổi là 25 kV. Bỏ qua động năng của eelectron khi bứt ra từ catôt. Bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra bằng

A:

31,57 pm.                    

B:

39,73 pm.                    

C:

49,69 pm                     

D:

35,15 pm.

Đáp án: C

({hc over lambda_{min}} = |e| . U_{AK} Rightarrow lambda_{min}= {hc over |e| . U_{AK}} =49,69 pm )         

9.

Một kim loại có giới hạn quang điện là (lambda _o). Chiếu bức xạ có bước sóng bằng (lambda _o over 3)  vào kim loại này. Cho rằng năng lượng mà eelectron quang điện hấp thụ từ photon của bức xạ trên, một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến hoàn toàn thành động năng của nó. Giá trị động năng này là

A:

(3hc over {lambda_o})

B:

(hc over {2lambda_o})

C:

 
(hc over {3lambda_o})

D:

 
(2hc over {lambda_o})

Đáp án: D

10.

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện tử tự do, cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng

A:

(pi over 4)

B:

(pi)

C:

(pi over 2)

D:

0

Đáp án: C

11.

Trong máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong mỗi cuộn dây của stato có giá trị cực đại là E0. Khi suất điện động tức thời trong một cuộn dây bằng 0 thì suất điện động tức thời trong mỗi cuộn dây còn lại có độ lớn bằng nhau và bằng

A:

(E_o sqrt 3 over 2)

B:

(2E_o over 3)

C:

(E_o over 2)

D:

(E_o sqrt 2over 2)

Đáp án: A

Ta có e1=E0 cos(omega t);     e­2 =E0 cos((omega t - { 2 pi over 3}));  e3=E0 cos((omega t + { 2 pi over 3}))

Giả sử e1 =0 (Rightarrow omega t = pm {pi over 2});thay vào biểu thức e2 và e3 ta được e2 = e3 =(E_o sqrt 3 over 2).

12.

Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.

B:

Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.

C:

Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

D:

Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

Đáp án: C

13.

Dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt proton và hạt nhân ôxi theo phản ứng: . Biết khối lượng các hạt trong phản ứng trên là: (m_ alpha= 4,0015 u); (m_N = 13,9992 u) ; (m_o = 16,9947 u);  mp= 1,0073 u. Nếu bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt ∝ là

A:

1,503 MeV

B:

29,069 MeV

C:

1,211 MeV

D:

3,007 Mev

Đáp án: C

áp dụng định luật bảo toàn năng lượng : 

14.

Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua một đoạn mạch. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp cường độ dòng điện này bằng 0 là

A:

(1 over 100)s

B:

 
(1 over 200)s

C:

 
(1 over 50)s

D:

 
(1 over 25)s

Đáp án: A

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp cường độ dòng điện  bằng 0 là T/2= 1/2f=(1 over 100)s.

15.

trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn phát ánh sáng gồm các bức xạ đơn sắc có bước sóng trong khoảng 0,40 μm đến 0.76 μm. Trên màn, tại điểm cách vân trung tâm 3,3 mm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối?

A:

6 bức xạ

B:

4 bức xạ

C:

3 bức xạ

D:

5 bức xạ

Đáp án: B

các bức xạ cho vân tối có x= 

Vậy k= 4;5;6;7: có 4 bức xạ.   

Nguồn: /