Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Trần Khai Nguyên - Môn Vật Lý

Cập nhật: 19/07/2020

1.

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1=Acos(omega t) và x2 = Asin(omega t). Biên độ dao động của vật là

A:

(sqrt3) A

B:

A

C:

(sqrt2)

D:

2A

Đáp án: C

x1=Acos(omega t) ; x2 = Asin(omega t) =  Acos((omega t) -(pi over 2)) ------> Hai dao động vuông pha

 Biên độ dao động của vật là  A(sqrt2). Chọn đáp án C

2.

Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos(pi ft) (với F0 và f  không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là

A:

f

B:

(pi f)

C:

 
(2pi f)
 

D:

0,5 f

Đáp án: A

Tần số dao động cưỡng bức của vật là tần số của lực cưỡng bức f , Chọn đáp án A

3.

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung thay đổi được. Trong  mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 20 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là 3 (mu s). Khi điện dung của tụ điện có giá trị 180 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là

A:

9 (mu s)

B:

27 (mu s)

 

C:

(1 over 9)(mu s)

 

D:

 
(1 over 27)(mu s)
 

Đáp án: A

T = (2 pi sqrt {LC})---> T’= (2 pi sqrt {LC'})----> (T' over T)= (sqrt {C'over C})= 3 ----> T’ = 3T = 9(mu s). Chọn đáp án A

4.

Đặt điện áp u = U0 cos((omega t + {pi over 3})) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = (sqrt 6 cos ( omega t + { pi over 6}))(A) và công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 150 W. Giá trị U0 bằng

A:

100 V

B:

100(sqrt3) V

C:

120 V

D:

100 ( sqrt2) V

Đáp án: D

Góc lệch pha giữa u và i trong mạch: (varphi) = (pi over 3)- (pi over 6)= (pi over 6)

P = UIcos(varphi) ------> U= (P over I cos varphi) = (150 over { sqrt 3 cos {pi over 6}}) = 100V ----> U0 = 100( sqrt2) (V). Chọn đáp án D

5.

Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 250g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ  -40 cm/s đến 40(sqrt3) cm/s là

A:

(pi over 40)s

B:

(pi over 120) s

C:

 
(pi over 20) s

D:

 
(pi over 60) s

Đáp án: A

Tần số góc của con lắc (omega) =(sqrt{k over m}) = 20 rad/s. vmax = 80 cm/s

 Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ

v1 =  -40 cm/s = - (v_{max} over 2) đến  v2 =  40( sqrt3) cm/s = (v_{max} sqrt 3 over 2)  là

t = (T over 4)= (T over 12)+ (T over 6)-----> t = (1 over 4)(2 pi over omega)= (pi over 40)(s). Chọn đáp án A

6.

Đặt điện áp u = U0cos((omega t + varphi)) (U0 và j không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L = L1 hoặc L = L2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mặt bằng nhau. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch giá trị cực đại thì giá trị của L bằng

A:

({1 over 2} (L_1 +L_2))

B:

(L_1L_2 over L_1+L_2)

C:

(2L_1L_2 over L_1+L_2)

D:

 
(2 (L_1 +L_2))
 

Đáp án: A

I1 = I2 ----> Z1 = Z2 ----> (omega)L1 - (1 over omega C) = - ((omega)L1 - (1 over omega C))-----> L1 + L2 = (2 over omega^2 C)  (*)

Khi I = I ---->(omega)L = (1 over omega C) -----> L = (1 over omega^2 C) (**). Từ (*) và (**) suy ra L = (L_1+L_2over 2). Chọn đáp án A

7.

Một vật dao động điều hòa với tần số góc 5 rad/s. Khi vật đi qua li độ 5cm thì nó có tốc độ là  25 cm/s. Biên độ giao động của vật là

A:

5,24cm.

B:

(5 sqrt 2)cm

C:

 
(5 sqrt 3)cm

D:

10 cm

Đáp án: B

Áp dụng công thức A2 = x2 + (v^2 over omega ^2) = 52 + (25^2 over 5^2)= 50 -----> A = 5( sqrt 2) (cm) . Chọn đáp án B

8.

Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là (ell_1), (ell_2) và T1, T2. Biết ({T_1 over T_2 } = {1over 2}).Hệ thức đúng là

A:

({ell_1 over ell_2} =2)

B:

({ell_1 over ell_2} =4)

C:

({ell_1 over ell_2} ={1 over 4})

D:

({ell_1 over ell_2} ={1 over 2})

Đáp án: C

T1 = (2 pi sqrt { l_1 over g}); T2 = (2 pi sqrt { l_2 over g})------> (l_1 over l_2)= (T_1^2over T_2^2) = (1 over 4) Chọn đáp án C

9.

Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Gọi U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức đúng là

A:

(I_o = U_o sqrt{ C over 2L})

B:

(I_o = U_o sqrt{ C over L})

C:

(U_o = I_o sqrt{ C over L})

D:

 
(U_o = I_o sqrt{ 2C over L})

Đáp án: B

Năng lượng của mạch dao động W = (LI_o^2 over 2)= (CU_o^2 over 2)----->  (I_o = U_o sqrt{ C over L}) Chọn đáp án B

10.

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là 100V và 100(sqrt3)V. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng

A:

(pi over 6)

B:

(pi over 3)

C:

(pi over 8)

D:

(pi over 4)

Đáp án: A

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch:

tan(varphi) = (-U_c over U_R)= - (- sqrt 3)------> (varphi) = (-{ pi over 3}); điện áp giữa hai bản tụ điện chậm pha hơn 1 góc (pi over 2)

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng

  (pi over 2) - (pi over 2)= (pi over 6). Chọn đáp án A

11.

Trong thí nghiệp Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A:

0,5(mu m)

B:

0,45(mu m)

 

C:

0,6(mu m)

 

 

D:

0,75(mu m)

 

 

Đáp án: A

Vị trí vân sáng trên màn quan sát x = k(lambda D over a)-----> l = (ax over kd)= 0,5(mu m). Chọn đáp án A

12.

Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là (lambda). Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là

A:

(lambda over 2)

B:

(2 lambda)

C:

(lambda over 4)

D:

(lambda)

Đáp án: A

13.

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện 
dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số
dao động riêng của mạch là 10 MHz. Nếu C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 

A:

12,5 MHz. 

B:

2,5 MHz. 

C:

17,5 MHz. 

D:

6,0 MHz. 

Đáp án: D

Tần số riêng (f _1 = {1over { 2 pi sqrt {LC_1}}}) ;(f _2 = {1over { 2 pi sqrt {LC_2}}}) ;(f _1 = {1over { 2 pi sqrt {LC}}}) (Rightarrow {1 over f^2} = {1 over f_1^2} + {1 over f_2^2} Rightarrow f = {{ f_1 f_2} over { sqrt { f_1^2} + { f_2^2}}})= 6 MHz

14.

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số

A:

bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato

B:

lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato

C:

có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato, tùy vào tải

D:

nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato

Đáp án: D

15.

Một sóng cơ có chu kì 2 s truyền với tốc độ 1 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất 
trên một phương truyền mà tại đó các phần tử môi trường dao động ngược pha nhau là 

A:

0,5 m

B:

1,0 m

C:

2,0 m

D:

2,5 m

Đáp án: B

Nguồn: /