Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia lần 2 năm 2016 trường THPT Nguyễn Huệ - Môn Vật Lý

Cập nhật: 18/07/2020

1.

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 (Omega). Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2

A:

R1 = 50(Omega), R2 = 100 (Omega).

B:

R1 = 40(Omega), R2 = 250 (Omega).

C:

R1 = 50(Omega), R2 = 200 (Omega).

D:

R1 = 25(Omega), R2 = 100 (Omega).

Đáp án: C

Vì R1, R2 thì P như nhau →  R1.R2 = ZC2 = 1000

Từ giả thuyêt 2  →  (1 over sqrt{ R^2_1 + 10000}) = (2 over sqrt{ R^2_2 + 10000})

=> Đáp án C

2.

Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt a có khối lượng ma . Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt a ngay sau phân rã bằng

A:

({m_alpha} over m_{B})

B:

 
(({{m_B} over m_{alpha}})^2)
 

C:

({m_B} over m_{alpha})

D:

(({{m_alpha} over m_{B}})^2)

Đáp án: A

Theo định luật bảo toàn động lượng: 

3.

Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1) ?

A:

Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)

B:

Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)

C:

Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)

D:

Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)

Đáp án: A

({sin _i over sin _r} ={n_2over n_1} <1 o n_2 <n_1)

4.

<p>Cho một hệ hai thấu k&iacute;nh mỏng L<sub>1</sub> v&agrave; L<sub>2</sub> đồng trục ch&iacute;nh. L<sub>1</sub> l&agrave; thấu k&iacute;nh hội tụ c&oacute; ti&ecirc;u cự 12 cm. Tr&ecirc;n trục ch&iacute;nh, trước L<sub>1</sub> đặt một điểm s&aacute;ng S c&aacute;ch L<sub>1</sub> l&agrave; 8 cm. Thấu k&iacute;nh L<sub>2</sub> đặt tại ti&ecirc;u diện ảnh của L<sub>1</sub> . Để ch&ugrave;m s&aacute;ng ph&aacute;t ra từ S, sau khi qua hệ l&agrave; ch&ugrave;m song song với trục ch&iacute;nh th&igrave; độ tụ của thấu k&iacute;nh L<sub>2</sub> phải c&oacute; gi&aacute; trị&nbsp;</p>

 

 

 

A:

(8 over 3)điốp

B:

 
(5 over 2)điốp

C:

 
(16 over 3)điốp

D:

 
(25 over 9)điốp

Đáp án: D

5.

Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ

A:

gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm

B:

chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.

C:

gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm

D:

vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song

Đáp án: A

6.

Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectrôn (êlectron) ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì

A:

động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng chín lần

B:

công thoát của êlectrôn giảm ba lần

C:

động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng ba lần

D:

số lượng êlectrôn thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần

Đáp án: D

7.

Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là

A:

60 m/s

B:

80 m/s

C:

40 m/s

D:

100 m/s

Đáp án: D

Trên sợi dây có 5 nút sóng, vậy có 4 bó sóng. Mỗi bó sóng có chiều dài nửa bước sóng :
           (4 {lambda over 2}) = 2  =>   (lambda = 1 (m))

        =>  (v ={ lambda over T}) = (lambda f) = 1.100 = 100 (m/s)

=> Đáp án D

8.

Cho: 1eV = 1,6.10-19J; h = 6,625. 10-34J.s; c = 3. 108 m/s. Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử hiđrô chuyển từ qũy đạo dừng có năng lượng Em=-0,85 eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng En= -13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng

A:

0,0974 (mu)m

B:

0,4340 (mu)m

C:

0,4860 (mu)m

D:

0,6563 (mu)m

Đáp án: A

Electron bức xạ photon có năng lượng bằng hiệu hai mức năng lượng

=> Đáp án A

9.

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là 18,75 kV. Biết độ lớn điện tích êlectrôn (êlectron), vận tốc ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 1,6.10-19 C, 3.108 m/s và 6,625.10-34 J.s. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen do ống phát ra là

A:

0,4625.10-9 m

B:

0,5625. 10-10 m

C:

0,6625. 10-9 m

D:

0,6625. 10-10 m

Đáp án: D

Năng lượng của e thu được khi tới mặt anốt là

  W = e (Vk -VA ) = -1,6 .10-19.-18,75.103 = 30.10-16 (J)

Khi toàn bộ năng lượng của e được chuyển thành năng lượng tia Rơnghen thì phôtôn tia Rơnghen sẽ có bước sóng ngắn nhất

 (hc over lambda) = W  =>  (lambda = { hc over W }) = (6,625 .10^{-34} .3.10 ^8 over 30.10^{-16}) = 0,6625 .10-10 (m)

=> Đáp án D

10.

Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin ( (4 pi t + {pi over 2}) ) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng

A:

0,50 s

B:

1,50 s

C:

0,25 s

D:

1,00 s

Đáp án: C

Động năng biến thiên với chu kì bằng (1over2) lần chu khi dao động :

Td = (T_x over 2) = ({1over 2 } .{2 pi over 4pi}) = 0,25 (s)

=> Đáp án C

11.

Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm L và điện dung C được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng

A:

0,5.

B:

0,85

C:

(sqrt{ 2} over 2)

D:

1

Đáp án: C

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch được xác định bởi phương trình :

              

Xét mẫu số, ta có :

            

Công suất đạt cực đại khi :  R = ((Z_L - Z_C ) ^2 over R) => R = | ZL -ZC |

Hệ số công suất xác định bởi phương trình :

      

=> Đáp án C

           

12.

Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?

A:

Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì

B:

Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau ( pi over 2)

C:

Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến

D:

Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian

Đáp án: B

13.

Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50μH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A:

 7,5 ( sqrt{ 2}) mA

B:

15 mA

C:

7,5 ( sqrt{ 2})A

D:

0,15 A

Đáp án: D

Ta có :

              

=> Đáp án D
 

14.

Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A:

0,40 μm

B:

0,76 μm

C:

0,48 μm

D:

0,60 μm

Đáp án: D

5 vân sáng liên tiếp có 4 khoảng vân :

 => 4i =  3,6  => i = 0,9 (mm)

=> (lambda ={ai over D}) = (1.0,9 over 1,5 .10^3) = 6.10-4 (mm)  = 0,6 ( μm )

=> Đáp án D

15.

Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng

A:

trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng

B:

các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng

C:

trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng

D:

ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ

Đáp án: D

Nguồn: /