Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm Công của lực điện môn Vật Lý lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn

Cập nhật: 25/08/2020

1.

Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M rồi trở lại điểm M. Công của lực điện bằng bao nhiêu?

A:

Giá trị công phụ thuộc cả hình dạng và độ dài đường cong đó.

B:

Giá trị công phụ thuộc độ lớn đường đi của điện tích.

C:

Giá trị công phụ thuộc hình dạng đường cong đó.

D:

A = 0

Đáp án: D

2.

Công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng:

A:

Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N.

B:

Độ chênh lệch điện thế giữa hai điểm M và N

C:

Hiệu thế năng của điện tích tại M và N.

D:

Hiệu cường độ điện trường giữa hai điểm M và N.

Đáp án: C

3.

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản kim loại là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.

A:

1,6.10-16 J.

B:

1,6.10-18 J.

C:

Một đáp án khác

D:

16.10-8 J.

Đáp án: B

4.

Một electron (e = -1,6.10-19 C) bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 600. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu ?

A:

+1,6.10-18 J.

B:

-1,6.10-18 J.

C:

+3,2.10-18 J

D:

-3,2.10-18 J.

Đáp án: B

5.

Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu ?

A:

0 J

B:

- 5 J.

C:

+ 5 J.

D:

- 2,5 J.

Đáp án: A

6.

Một êlectron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 100 V/m.Vận tốc ban đầu của êlectron bằng 300 km/s. Hỏi êlectron chuyển động được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng 0? Cho biết khối lượng êlectron m = 9,1.10-31 kg.

A:

2,56 mm (mili mét).

B:

10,24 mm (mili mét).

C:

8,5 nm (nanômét).

D:

5,12 mm (mili mét).

Đáp án: A

7.

Hai tấm kim loại phẳng rộng đặt song song, cách nhau 2 cm, được nhiễm điện trái dấu nhau và có độ lớn bằng nhau. Muốn điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 J. Hãy xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại đó. Cho biết điện trường bên trong hai tấm kim loại đã cho là điện trường đều và có đường sức vuông góc với các tấm.

A:

100 V/m.

B:

400 V/m.

C:

200 V/m.

D:

50 V/m.

Đáp án: C

8.

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?

A:

Cả ba trường hợp kia đều có thể xảy ra.

B:

AMN < ANP.

C:

AMN > ANP.

D:

AMN = ANP

Đáp án: A

9.

Xác đinh thế năng của điện tích q= 7.10-8 C trong điện trường M của điện tích q2 = -5.10-8 C đặt cách nhau 8 cm trong nước nguyên chất lấy mốc thế năng ở vô cực.

A:

WM = 39,38.10-8 J.

B:

WM = -4,86.10-6 J

C:

WM = 500.10-10 J.

D:

WM = 0,486.10-3 J.

Đáp án: B

10.

Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.

A:

AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

B:

AMN = 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển

C:

Không thể xác định được AMN

D:

AMN ≠ 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

Đáp án: B

Nguồn: /