Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm Lực ma sát môn Vật lý lớp 10 trường THPT Thủ Thiêm

Cập nhật: 23/07/2020

1.

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có

A:

quán tính.

B:

lực ma sát.

C:

lực tác dụng ban đầu.

D:

phản lực.

Đáp án: B

2.

Một trái bóng bàn được truyền một vận tốc đầu vo = 0,5m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt bàn bằng 0,01. Coi bàn đủ dài. Quãng đường quả bóng lăn trên bàn cho đến khi dừng lại là

A:

5m

B:

2,5m

C:

1,25m

D:

25m

Đáp án: C

3.

Một khối gỗ có khối lượng 4 kg nằm trên mặt bàn. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là 0,25. Muốn vật chuyển động được trên mặt bàn thì lực kéo tác dụng vào vật phải tối thiểu bằng bao nhiêu ? Lấy g =10 m/s2.

A:

Fk = 10 N.

B:

Fk = 40 N

C:

Fk > 40 N

D:

Fk = 4 N.

Đáp án: A

4.

Một xe ô tô chạy trên đường lát bê tông với vận tốc vo = 100km/h thì hãm phanh. Cho g = 9,8 m/s2. Đường ướt hệ số ma sát giữa trượt giữa lốp xe và mặt đường là 0,7. Quãng đường mà ô tô đi được kể từ lúc hãm phanh là.

A:

56,4 m.

B:

68,4 m.

C:

56,24 m.

D:

70,8 m.

Đáp án: C

5.

Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt ?

A:

Lực luôn xuất hiện khi có sự biến dạng của vật.

B:

Lực xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

C:

Lực xuất hiện khi vật đặt gần bề mặt Trái Đất.

D:

Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật.

Đáp án: D

6.

Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời vo = 5m/s, có phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn là 0,25 lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Các kết quả có phụ thuộc vào m không?

A:

4s ; 10m ; không.

B:

2,0s ; 5m ; không

C:

 5s ; 12m ; có

D:

1,2s ; 5m ; có

Đáp án: B

7.

Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 kg đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời vo = 5 m/s, có phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn là μt = 0,25, lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường đi được cho tới lúc đó. Các kết quả có phụ thuộc vào khối lượng không?

A:

4 s ; 10 m ; không

B:

5 s ; 12 m ; có.

C:

2,0 s ; 5 m ; không.

D:

1,2 s ; 5 m ; có.

Đáp án: C

8.

Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang. Cho g = 10 m/s2. Sau 1s lực F ngừng tác dụng Quãng đường mà vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại là.

A:

1,36 m.

B:

1,65 m.

C:

1,24 m.

D:

0,67 m.

Đáp án: D

9.

Điều nào sau đây khi nói về lực ma sát là chính xác nhất?

A:

Luôn luôn có lợi.

B:

Có độ lớn bằng trọng lượng vật.

C:

Luôn luôn có hại.

D:

Vừa có lợi vừa có hại.

Đáp án: D

10.

Việc làm nào dưới đây là có hại?

A:

Đổ đá răm xuống chỗ ô tô bị sa lầy.

B:

Tưới nước rửa đường nhựa, chỗ có nhiều đất vụ rơi vãi.

C:

Đổ xăng xuống đường nhựa làm trơn đường.

D:

Rắc tro vào chỗ đường trơn, có nhiều người qua lại.

Đáp án: C

Nguồn: /