Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2012 Môn: Vật lý

Cập nhật: 15/07/2020

1.

Giả thiết một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là l = 5.10-8s-1. Thời gian để số hạt nhân chất phóng xạ đó giảm đi e lần (với lne = 1) là

A:

5.108s

B:

5.107s

C:

2.108s

D:

2.107

Đáp án: D

N=N0 (e^{- lambda t}) = (N_o over e) = N0e-1 ---> lt = 1-----> t = (1 over lambda)= 2.107 (s)

2.

Trong các hạt nhân: , ,  và , hạt nhân bền vững nhất là

A:

B:

C:

D:

Đáp án: B

Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. các hạt nhân có số khối từ 50 đến 70 lớn hơn năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân có số khối < 50 hoặc > 70. Do đó, trong số các hạt nhân đã cho hạt nhân bền vững nhất là . Chọn đáp án B

3.

Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ truyền âm là v. Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao động ngược pha nhau là d. Tần số của âm là

A:

(v over 2d)

B:

(2v over d)

C:

(v over 4d)

D:

(v over d)

Đáp án: A

Hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha nhau có d = (2k +1) (lambda over 2)

dmin = d =(lambda over 2)------>  l= 2d = (v over f)-------> f = (v over 2d). Chọn đáp án A

4.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng (lambda). Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ lớn nhỏ nhất bằng

A:

(lambda over 4)

B:

(lambda)

C:

(lambda over 2)

D:

(2 lambda)

Đáp án: C

Tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi  Dd = d2 – d1 = (2k+1)(lambda over 2)

  ---->  Ddmin = (lambda over 2). Chọn đáp án C

5.

Đặt điện áp u = (U_o cos ( omega t + {pi over 2})) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, cường độ dòng điện trong mạch là i = (I_o sin ( omega t + { 2 pi over 3})). Biết U0, I0 và w không đổi. Hệ thức đúng là

A:

R = 3(omega)L

B:

(omega)L = 3R

C:

R = (sqrt 3 omega)L.

D:

(omega)L = (sqrt 3)R

Đáp án: D

i = (I_o sin ( omega t + { 2 pi over 3})) = I0cos(wt +(2 pi over 3)-(pi over 2)) = I0cos((omega t) +(pi over 6))

Góc lệch pha giữa u và i là (varphi) = (pi over 2)-(pi over 6) = (pi over 3).  tan(varphi) = (omega L over R) = tan(pi over 3)= (sqrt 3)------> (omega)L =(sqrt 3)R

  Chọn đáp án D

6.

Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ (2 over 3)A thì động năng của vật là

A:

(5 over 9) W

B:

 
(4over 9) W

C:

 
(2 over 9) W

D:

 
(7over 9) W

Đáp án: A

Wđ = W – Wt ;   W = (m omega^2 A^2 over 2); Wt = (m omega^2 x^2 over 2); (W_t over W)= (x^2 over A^2)

Khi x = (2 over 3)A thì Wt = (4 over 9)W -----> Wđ = (5 over 9)W. Chọn đáp án A

7.

Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số góc của vật dao động là 

A:

(v_{max} over A)

B:

(v_{max} over pi A)

C:

(v_{max} over 2pi A)

D:

(v_{max} over 2 A)

Đáp án: A

Ta có vmax = wA ------> w = (v_{max} over A). Chọn đáp án A

8.

Cho phản ứng hạt nhân :. Biết khối lượng của  lần lượt là mD=2,0135u; mHe = 3,0149 u; mn = 1,0087u. Năng lượng tỏa ra của phản ứng trên bằng

A:

1,8821 MeV

B:

2,7391 MeV

C:

7,4991 MeV

D:

3,1671 MeV

Đáp án: D

Năng lượng tỏa ra của phản ứng:  DE = (2mD - mHe - mn)c2 = 0,0034uc2 = 3,1671 MeV

                                   Chọn đáp án D

9.

Gọi  lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có

A:

B:

C:

D:

Đáp án: B

năng lượng của phôtôn e = (hc over lambda). Ta có lĐ > lLlT nên   . Chọn đáp án B

10.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sống 0,6mm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai vân tối liên tiếp cách nhau một đoạn là

A:

0,45 mm

B:

0,6 mm

C:

0,9 mm

D:

1,8 mm

Đáp án: C

Hai vân tối liên tiếp cách nhau một khoảng vân  i = (lambda D over a)= 0,9 mm. Chọn đáp án C

11.

Đặt điện áp u = U0cos((omega t + varphi)) (U0 không đổi, w thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh w = w1 thì cảm kháng của cuộn cảm thuần bằng 4 lần dung kháng của tụ điện. Khi w = w2 thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện. Hệ thức đúng là 

A:

(omega_1 = 2 omega_2)

B:

(omega_2 = 2 omega_1)

C:

(omega_1 = 4 omega_2)

D:

(omega_2 = 4 omega_1)

Đáp án: A

Khi (omega) = (omega_1):   ZL1 = 4ZC1 --->(omega_1)L =(4over omega_1 C) ------> ({omega _1} ^2) = (4 over LC)  (*)

              (omega) = (omega_2)ZL2 = ZC2 --->(omega)L =(1 over omega C) ------> ({omega _2} ^2)= (1 over LC) (**)

           Suy ra (omega_1) = 2(omega_2).Chọn đáp án A

12.

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức

A:

(f = {1 over {2 pi LC}})

B:

(f = { {2 pi LC}})

C:

(f = {Q_o over {2 pi I_o}})

D:

(f = {I_o over {2 pi Q_o}})

Đáp án: D

Năng lượng của mạch dao động W = (L {I_o}^2 over 2)= ({Q_o}^2 over 2C)-----> LC = ({Q _o}^2 over {I _o}^2)

Tần số dao động của mach f = (1 over 2 pi sqrt {LC}) = ( {I_o over {2 pi Q_o}}). Chọn đáp án D

13.

Cho phản ứng hạt nhân: . Hạt X là

A:

anpha

B:

nơtron

C:

đơteri

D:

prôtôn

Đáp án: D

 Hạt X có số khối  A = 16 + 4 - 19 = 1

  và có nguyên tử số Z = 8 + 2 – 9 = 1. Vậy X là prôtôn. Chọn đáp án D

 

14.

Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 mm. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là 

A:

6,625.10-20J

B:

6,625.10-17J

C:

6,625.10-19J

D:

6,625.10-18J

Đáp án: C

A = (hc over lambda_o) = 6,625.10-19J Chọn đáp án C

15.

Trong  thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là

A:

5i

B:

3i

C:

4i

D:

6i

Đáp án: D

Vị trí vân sáng  xs3 = ± 3i--->Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là 6i. Chọn đáp án D

Nguồn: /