Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2009 Môn Vật Lý

Cập nhật: 11/07/2020

1.

Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C' bằng

A:

4C

B:

C

C:

2C

D:

3C

Đáp án: D

2.

Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh hai mặt cầu lồi, có chiết suất tuyệt đối n. Thấu kính này có độ tụ

A:

âm khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n' > n

B:

luôn dương, không phụ thuộc vào môi trường chứa thấu kính

C:

âm khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n' < n

D:

dương khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n' = n

Đáp án: A

3.

Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1) ?

 

A:

Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)

B:

Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)

C:

Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)

D:

Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)

Đáp án: A

4.

Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 H và tụ điện có điện dung 5F. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là

A:

5.10-6s

B:

2,5.10-6s.

C:

10.10-6s

D:

10-6s

Đáp án: A

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là nửa chu kì T/2=5.10-6s.

5.

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ

B:

Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

C:

Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ

D:

Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.

Đáp án: D

  

Theo hệ thức plăng E=h.f -> A,C sai.

Phôtôn không tồn tại ở trạng thái đứng yên -> B sai.

Theo thuyết lượng tử as thì D đúng -> Chọn D

  

6.

Trong sự phân hạch của hạt nhân , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh

B:

Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ

C:

Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra

D:

Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra

Đáp án: B

7.

Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy pi2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.

A:

6 Hz

B:

3 Hz

C:

12 Hz

D:

1 Hz

Đáp án: A

Động năng biến thiên với tần số 2f với f là tần số dđđh 2f=6 Hz

8.

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

A:

hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X

B:

hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

C:

năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau

D:

năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y

Đáp án: A

Độ hụt khối bằng nhau -> NLLK bằng nhau -> NLLK riêng X nhỏ hơn Y -> Y bền hơn X -> Chọn A.

9.

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A:

60 m/s

B:

10 m/s

C:

20 m/s

D:

600 m/s

Đáp án: A

10.

Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp?

A:

êlectron (e-).

B:

prôtôn (p).

C:

pôzitron (e+)

D:

anpha (a).

Đáp án: D

11.

Đặt điện áp vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó

A:

điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha  so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B:

điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha  so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C:

trong mạch có cộng hưởng điện

D:

điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha  so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Đáp án: A

12.

Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng

A:

10,2 eV

B:

-10,2 eV

C:

17 eV

D:

4 eV

Đáp án: A

E=EM-EN=(-3,4) - (-13,6) =10,2 eV

13.

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?

A:

3

B:

1

C:

6

D:

4

Đáp án: C

Ở quỹ đạo bất kì tức quỹ đạo n thì số vạch quang phổ là 

Với quỹ đạo N tức quỹ đạo 4 -> 6 vạch à

14.

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi UL­, UR và UC_lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha  so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồm R và C ). Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A:

B:

C:

D:

Đáp án: C

Từ giả thuyết -> UL> UC --> vẽ giản đồ

15.

Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian , con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A:

144 cm

B:

60 cm

C:

80 cm

D:

100 cm

Đáp án: D

Từ giả thuyết --> l1<l2  --> l1/l2=25/36 và l2-l1=44  --> l1=100cm

Nguồn: /