Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh đại học môn Vật lý khối A - A1 năm 2014

Cập nhật: 17/07/2020

1.

Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1 m/s với chu kì 0,5s.Sóng cơ này có bước sóng là

A:

25 cm

B:

150 cm

C:

100 cm

D:

50 cm

Đáp án: D

(lambda )  =  v.T = 50 cm

⇒ Đáp án D

2.

Khí nói về tia hồng ngoại và tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A:

Tia hồng ngoại và tử ngoại đều làm ion mạch hóa các chất khí

B:

Tần số tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số tia tử ngoại

C:

Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại,khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại

D:

Tia hồng ngoại và tử ngoại gây  ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại

Đáp án: B

(lambda_{HN})  >  (lambda_{TN})   ⇒   fHN   <   fTN

⇒  Đáp án B

3.

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng  200V và tần số không thay đổi vào hai đầu đoạn mạch AB (hình vẽ).Cuộn cảm thường có độ tự cảm L xác định; R = 200 tụ điện có dung điện C thay đổi được .Điều chỉnh điện dung C để điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu mạch MB đạt giá trị cực tiểu U1 và giá trị cực đại là U2 = 400 V.Giá trị U1
 

A:

80 V

B:

111 V

C:

200 V

D:

173 V

Đáp án: B

Đặt  A  = (Z_L(Z_L - 2Z_C) over Z^2 _C + R^2)

+ UMB  đạt giá trị cực đại khi A đạt giá trị cực tiểu. Khi đó:

+U  đạt giá trị cực tiểu khi A đạt giá trị cực đại. Khi đó: Zc  = 0

→ Đáp án B

4.

Trong âm nhạc, khoảng cách giữa 2 nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cungnửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc.Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao ,thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này là có tần số thỏa mãn fc12 = ft12 tập hợp tất cả các âm trong một quãng tam gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê,Mi,pha,Sol,La,Si,Đô tương ứng là 2 nc , 4 nc , 5 nc , 7 nc , 9 nc , 11 nc, 12 nc.Trong gam này nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là

A:

392 Hz

B:

415 Hz

C:

494 Hz

D:

330 Hz

Đáp án: A

Kí hiệu tần số ứng với nốt La và Sol lần lượt là: f9 và f7

Áp dụng công thức:  (f^{12} _c) =  2(f^{12} _t)  ⇒ fc  =  (sqrt [12]{2})  . ft

f9 = (sqrt [12]{2}) .f8 =  ((sqrt [12]{2}))2 .f7

⇔ 440  =  ((sqrt [12]{2}))2 .f7

⇒  f =  392 Hz

⇒ Đáp án A

5.

Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0.Nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với dòng điện cực đại  là 20 mA  hoặc 10 mA.Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = (9L1 + 4L2) thi tron mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A:

4 mA

B:

10 mA

C:

9 mA

D:

5 mA

Đáp án: A

I01  =  20 mA ; I02 10 mA  

Có  (LI ^2_0)  =  (Q^2 _0 over C)  ⇒  (L = {Q^2 _0 over C I ^2_0 })

L3 =  9L1 +  4L2  ⇒  (1 over I^2 _{03})(9 over I^2 _{01})(4 over I^2 _{02})  ⇒   I03  = 4 mA

⇒ Đáp án A

 

6.

Một con lò xo gồm lò xo nhẹ và một vật nhỏ 100 g đang giao động điều hòa theo phương ngang .Mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng .Thời điểm t1 = 0 đến  (t2= { piover 48})s động năng của con lắc tăng từ 0,096 J đến giá tri cực đại  rồi giảm về 0,064 J.Ở thời điểm t2 ,thế năng của con lắc bằng 0,064 J.Biên độ giao động của con lắc là

A:

3,6 cm

B:

5,7 cm

C:

7,0 cm

D:

8,0 cm

Đáp án: D

Tại thời điểm t2 : Wđ = 0,064 J;  Wt  = 0,064 J nên W = Wđ  + Wt  = 0,128 J. Wt tăng, Wđ giảm, x = (pm {A over sqrt 2}) nên vật có thể nằm ở góc phần tư thứ nhất hoặc thứ 3. Tại thời điểm t1 : Wt  = W – Wđ = 0,128 – 0,096 = 0,032 J

Wđtăng, Wt giảm,  x  = (pm {A over 2})  nên vật có thể nằm ở góc phần tư thứ hai hoặc thứ 4.
Khoảng thời gian vật đi từ t1  đến t2  là khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí  x = ( {A over 2}) tới  x  = (-{A over sqrt 2}) (hoặc  x  = (-{A over sqrt 2}) đến vị trí  x = ( {A over 2}))

Tức là đi một cung C đến M trên đường tròn

(Delta t)  =  tCB  + tBM  =  ( {T over 8}) + ( {T over 12})= ( {5 over 24} T) = ( {piover 48} S)   ⇒ T = ( {piover 10})S  ⇒   (omega)  = 20 rad/s

⇒ Đáp án D

7.

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định và khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm.Trên dây có những phần tử sóng giao động với tần số là 5 Hz với biên độ lớn nhất là 3 cm.Gọi N là vị trí của một nút sóng . C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N có vị trí cân bằng cách N lần lượt là  10,5 cm và 7 cm.Tại thời điểm t1 .Phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng.Vào thời điểm  (t2 = t1 +{79over 40}s),Phần tử D có li độ là

A:

1,50 cm

B:

-0,75 cm

C:

0,75 cm

D:

- 1,50 cm

Đáp án: D

(lambda over 2) = 6  ⇒   (lambda)  =  12 cm ;  2a = 3 cm   ⇒  a = 1,5 cm

A  =  2a sin (({2 pi d over lambda})) ,trong đó d là khoảng cách từ điểm xét đến 1 nút :

Ac = 2a sin (({2 pi .1,5 over 12}))  =  a(sqrt 2)  = 1,5(sqrt 2) cm ;

AD = 2a sin(({2 pi .1 over1 2})) = a =  1, 5 cm.

Tại thời điểm t1 :

Góc pha tại thời điểm t1 của 2 dao động tại C và D là :  (varphi_{C1} = { pi over 4}) ; (varphi_{D1} = { -3pi over 4})   (C và D dao động ngược pha)

Dao động ở điểm D tại thời điểm t  nhanh pha hơn tại thời điểm t  một góc:

(Delta varphi = omega . Delta t)  =  10(pi) (79 over 40)  = (79 pi over 4)  =  20(pi) ( pi over 4)

Vậy điểm D ở thời điểm t2 sớm pha hơn tại thời điểm t1 một góc ( pi over 4)(varphi_{D2} ) = - ( pi)

Từ hình vẽ: hai điểm C, D dao động ngược pha nên u  = - 1,5 cm.


→ Đáp án  D

8.

Một mạch giao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ  tự do với điên tích cực đại có tụ điện Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0.Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là

A:

(T= {4 pi.Q0over I0})

B:

(T= {2 pi.Q0over I0})

C:

(T= {3pi.Q0over I0})

D:

(T= { pi.Q0over 2I0})

Đáp án: B

 ( omega = {I_0 over Q_0}) ⇒ T = (2pi over omega )  =  (2pi Q_0 over I_0)

→ Đáp án B

9.

Đồng vị là những  nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

A:

nơtron  nhưng khác số proton

B:

nuclôn nhưng khác số notron 

C:

prôtôn nhưng khác số nuclon

D:

nuclôn nhưng khác số proton

Đáp án: C

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton nhưng khác nhau số notron nên khác nhau số nuclon

→ Đáp án C

10.

Một vật có khối lượng 50 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số góc 3 rad/s.Động năng cực đại của một vật là

A:

7,2.10-4J

B:

3,6 J

C:

3,6.10-4J

D:

7,2 J

Đáp án: C

W = (1 over 2) m( omega^2 A ^2 ) = 3,6 .10-4
→Đáp án C

11.

Trong chân không bước sóng ánh sáng lục bằng

A:

546 nm

B:

546 pm

C:

546 ( mu)m

D:

546 mm

Đáp án: A

Trong chân không, bước sóng của ánh sáng màu lục là (lambda) = 0,546  mµ = 546 nm .

→ Đáp án A

12.

Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu mạch AB mắc nối tiếp (hình vẽ).Biết tụ điện có dung kháng  Zc cuộn cảm thường có cảm kháng  ZL và 3ZL = 2Zc .Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch AN và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB như hình vẽ.Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm M và N là

A:

102 V

B:

86 V

C:

173 V

D:

122 V

Đáp án: B

uAN =  200cos( omega)t ;  uMB  = 100cos (( omega t + { pi over 3}))

uAN  =  uC + uX    ⇔   2uAN  =  2uC  + 2uX         (1)

uMB = uL + uX     ⇔  3uMB  =  3uL  + 3uX           (2)

Cộng vế với vế của (1) với (2) ta được:  2uAN + 3uMB  = 2uC + 3uL + 5uX

Vì  3ZL =  2ZC    ⇔  3uL = - 2uC

nếu uX(2u_{AN} + 3u_{MB} over5) =  80cos(omega t) +    60cos((omega t + {pi over 3})) = 20 (sqrt{ 37})  < 0, 441

Ux  =   (20sqrt{37} over sqrt 2) = 86 V

→ Đáp án B

13.

Số nuclôn của hạt nhân   (^{230}_{90}Th) nhiều hơn số nuclon (^{210}_{84}Po)

A:

14

B:

126

C:

20

D:

6

Đáp án: C

(^{A}_{Z}X)  trong đó A là số nuclon nên ta có: 230 – 210  = 20

→ Đáp án C

14.

Một động cơ điện tiêu thụ công suất điện 110 W, sinh ra công suất cơ học bằng 88W. Tỉ số công suất cơ học với công suất hoa phí ở động cơ bằng

A:

3

B:

2

C:

5

D:

4

Đáp án: D

Ptiêu thụ = Pcó ích + Phao phí  &  Phao phí  = Ptiêu thụ - Pcó ích = 110 – 88 = 22 W

k  =  (Pci over P_{hp}) = (88 over 22) = 4

→ Đáp án D

15.

Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước ,hai nguồn S1 và S2 cách nhau 16 cm ,dao động theo phương vuông góc với mặt nước,cùng biên độ, cùng pha,cùng tần số 80 Hz .Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s.Ở mặt nước ,gọi d  là đường trung trực của đoạn S1S2.Trên d điểm M ở cách S1 10 cm; điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào sau đây ?

A:

8,8 mm

B:

9,8 mm

C:

7,8 mm

D:

6,8 mm

Đáp án: C

(lambda ={ v over f}) = 0,5 cm

Phương trình sóng tại M và N lần lượt là:

uM  =  2a cos ( (omega t) - (2pi.MS_1 over lambda) )  = 2a cos ( (omega t)  -  40(pi) )

u=  2a cos ( (omega t)  -  (2pi.NS_1 over 0,5))

M, N dao   động cùng pha nên:

(Delta varphi = 40 pi)  - (2pi.NS_1 over 0,5) = k2 (pi)   ⇔  2NS1  =  20  -  k

Điểm M gần N nhất ứng với k = 1 hoặc k = -1; Vậy NS1 = 9,5 cm hoặc NS1 = 10,5 cm

MN = MI -  NI = (sqrt {10^2 - 8 ^2})  - (sqrt {9,5^2- 8 ^2})   = 8, 77 mm

hoặc  MN =  NI -  MI  = (sqrt {10,5^2 - 8 ^2})  - (sqrt {10^2 - 8 ^2}) = 8,0 mm

Kết luận điểm N gần M nhất bằng 8 mm, giá trị gần nhất là 7,8 mm

⇒  Đáp án C

Nguồn: /