Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh Đại Học năm 2009 khối A môn : Vật Lý

Cập nhật: 22/07/2020

1.

Đặt điện áp xoay chiều u = U(sqrt {2}) cos(omega t V) vào hai đầu một điện trở thuần R = 110( Omega) thì cường độ dòng điện qua điện trở có giá trị hiệu dụng bằng 2A. Giá trị của U bằng:

A:

220(sqrt {2}) V

B:

220V

C:

110V

D:

110(sqrt {2}) V

Đáp án: B

U = I.R = 220V

2.

Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 ( mu)H và tụ điện có điện dung 5( mu)F. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là

A:

5(pi).10-6s

B:

2,5(pi).10-6s

C:

10(pi).10-6s

D:

10-6s

Đáp án: A

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là nửa chu kì (T over 2 ) = 5(pi).10-6s

=> Đáp án A

3.

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ

B:

Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

C:

Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ

D:

Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn

Đáp án: D

Theo hệ thức plăng E=h.f   →  A,C sai.

Phôtôn không tồn tại ở trạng thái đứng yên → B sai.

Theo thuyết lượng tử as thì D đúng

=> Đáp án D

4.

Trong sự phân hạch của hạt nhân (235 \ 92)U , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh

B:

Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.

C:

Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra

D:

Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.

Đáp án: B

5.

Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy (pi)2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số

A:

6 Hz

B:

3 Hz

C:

12 Hz

D:

1 Hz

Đáp án: A

Động năng biến thiên với tần số 2f với f là tần số dđđh 2f = 6 Hz

=> Đáp án A

6.

Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

A:

hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X

B:

hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

C:

năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau

D:

năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y

Đáp án: A

Độ hụt khối bằng nhau  →  NLLK bằng nhau  →  NLLK riêng X nhỏ hơn YàY bền hơn X

=> Đáp án A

7.

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A:

60 m/s

B:

10 m/s

C:

20 m/s

D:

600 m/s

Đáp án: A

8.

Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp?

A:

êlectron (e-)

B:

prôtôn (p)

C:

pôzitron (e+)

D:

anpha (a)

Đáp án: D

9.

Đặt điện áp u = U0cos(omega)t vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng (R sqrt{3}). Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó

A:

điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha ( pi over 6) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

B:

điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha ( pi over 6) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C:

trong mạch có cộng hưởng điện

D:

điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha ( pi over 6) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Đáp án: A

ULmax  → (Z_L = { R ^2 + Z^2_C over Z_C } ) = (4 over sqrt{3})R  → tan b = (1 over sqrt{3})

=> Đáp án A

10.

Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng

A:

10,2 eV.

B:

-10,2 eV.

C:

17 eV.

D:

4 eV.

Đáp án: A

E = EM - EN=(-3,4) - (-13,6) =10,2 eV

=> Đáp án A

11.

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?

A:

3

B:

1

C:

6
 

D:

4

Đáp án: C

Ở quỹ đạo bất kì tức quỹ đạo n thì số vạch quang phổ là (n (n+ 1) over 2)

Với quỹ đạo N tức quỹ đạo 4 →  6 vạch

=> Đáp án C

12.

Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f1, f2 (với f1 < f2) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V1, V2. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là

A:

(V1 + V2).

B:

|V­1 – V2|

C:

V2

D:

V1

Đáp án: C

Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng công cản:

13.

Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40(pi)t (mm) và u2 = 5cos(40(pi)t + (pi)) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2

A:

11

B:

9

C:

10

D:

8

Đáp án: C

2 nguồn dđ ngược pha à số điểm dđ với biên độ max N = ( 2egin{bmatrix} {l over lambda } + {1 over 2}end{bmatrix}) = ( 2egin{bmatrix} {20 over 4}+ {1 over 2}end{bmatrix}) = 10

=> Đáp án C

14.

Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng gấp đôi dung kháng. Dùng vôn kế xoay chiều (điện trở rất lớn) đo điện áp giữa hai đầu tụ điện và điện áp giữa hai đầu điện trở thì số chỉ của vôn kế là như nhau. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A:

(pi over 4)

B:

(pi over 6)

C:

(pi over 3)

D:

(- {pi over 3})

Đáp án: A

ZL=2Z→  UL=2UC mà UR=UC  →  tam giác tạo bởi (overrightarrow{U}), (overrightarrow{U}_R) , (overrightarrow{U}_L+ overrightarrow{U}_C)là tam giác vuông cân tại O => (varphi _u - varphi _i ) = ( pi over 4)

=> Đáp án A

15.

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 10(Omega), cuộn cảm thuần có L = (1 over 10pi) (H), tụ điện có C = (10^{-3} over 2pi)(F) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là (u_L = 20 sqrt{2} cos(100pi t +{ pi over 4} ) ) (V). Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A:

(u = 40 cos(100pi t +{ pi over 4} ) ) (V)

B:

(u = 40 cos(100pi t - { pi over 4} ) ) (V )

C:

(u= 40 sqrt{2} cos(100pi t +{ pi over 4} ) ) (V)

D:

(u= 40 sqrt{2} cos(100pi t - { pi over 4} ) ) (V)

Đáp án: B

=> Đáp án B

Nguồn: /