Danh sách bài viết

Đi tìm một thế giới khác: Ánh sáng lạ trong lòng biển

Cập nhật: 29/05/2021

Không ai thấy được các "ộp oạp", nhưng nhiều người đã nghe được chúng. Bản chất của sự việc này ra sao? Đó là âm thanh của tự nhiên, của các công nghệ trên mặt đất hay do các con tàu của người ngoài hành tinh tạo ra?

Thu thập bằng chứng

Người phụ trách thiết kế của Nhà máy tàu ngầm Nikolayevna (Ukraine) Nikolai Shevchuk cho biết trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô có xây dựng đề án chế tạo những con tàu ngầm bay - gọi tắt là LPL (Letayusaya Pogvodnaya Lodka). Ý định của các chuyên gia là chế tạo một thiết bị với thủy thủ đoàn gồm ba thành viên, có thể bay thẳng lên trời nếu phát hiện tàu địch.

Thuyền trưởng Sergei Laboda báo cáo về việc quan sát các quầng sáng lạ ở vịnh Vizcaya

Thuyền trưởng Sergei Laboda báo cáo về việc quan sát các quầng sáng lạ ở vịnh Vizcaya (Đại Tây Dương). Ảnh: Komsomolskaya Pravda

Để tránh bị phát hiện, LPL sẽ bay vút lên trời để tránh vũ khí từ tàu địch, tới một khoảng cách an toàn lại đáp xuống nước, bí mật tiếp cận và thả ngư lôi tiêu diệt địch. Thiết bị này rất thuận lợi cho các chiến dịch phá hoại. Năm 1936, đề án đã được Ủy ban Nghiên cứu quân sự Liên Xô tán thành. Nhưng năm 1938, việc chế tạo LPL vì một số nguyên nhân đã bị đình lại.

Theo sau báo cáo của các thủy thủ, vào thập niên 1980, Hạm đội hải quân Nga (VMF) đã ban hành một chỉ thị mật "Các hướng dẫn theo dõi những hiện tượng thể lý bất thường và tác động của chúng lên môi trường, cơ thể sống và các phương tiện kỹ thuật". Chỉ thị do phó đô đốc Bộ tham mưu VMF V.

Saakyan ký có những dòng sau: "Những hiện tượng thể lý bất thường hay những vật thể (không giống những hiện tượng hay vật thể mà chúng ta đã biết) là những hiện tượng được nhiều người quan sát bình thường, các chuyên gia, các nhà thiên văn học, các phi hành đoàn, thủy thủ đoàn... nhìn thấy ở nước ta và nước ngoài. Trong một số trường hợp, những hiện tượng này chưa thể giải thích. Vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc. Nếu phát hiện những hiện tượng bất thường này, các thuyền trưởng trong vòng năm ngày (trong trường hợp xuất hiện UFO dẫn tới ảnh hưởng kỹ thuật hay con người) phải ngay lập tức thông báo về bộ chỉ huy hạm đội".

Các thủy thủ - thợ lặn cũng từng phát hiện luồng ánh sáng lạ từ lòng biển. Đại tá hải quân về hưu Sergei Laboda, hiện là một quan chức của chính quyền Primorski (Viễn Đông, Nga), kể lại có lần vì luồng ánh sáng bí ẩn mà người ta phải ngưng thử nghiệm vũ khí mới. Ông cho biết: "Đó là vào năm 1983, tại vịnh Vizcaya, người Pháp chuẩn bị thử nghiệm một tàu ngầm nguyên tử chiến lược mới, còn con thuyền trinh sát của chúng tôi được cử đi thu thập thông tin, đo đạc các thông số kiểm tra. Phiên trực của tôi bắt đầu từ sáng sớm.

Nhưng không lâu trước bình minh, các thủy thủ báo cách chúng tôi bốn dặm có một đốm sáng trên mặt nước. Có cái gì đó lấp lánh bay từ dưới mặt nước, giống như một con cào cào khổng lồ, nhưng rồi vừa tới mặt nước lại lặn xuống, không gây tiếng sóng. Người Pháp từ một chiếc tàu kéo canh chừng chúng tôi cũng nhận thấy hiện tượng đó... Từ kinh nghiệm đi biển của mình, tôi thấy đây là hiện tượng không bình thường và đã báo cáo về bộ chỉ huy. Người Pháp thì bỏ luôn việc thử nghiệm và rời khỏi vùng này".

Giả thiết 1: Các vi sinh vật chiếu sáng?

Quầng sáng bí ẩn rất giống như được tạo ra từ một đèn pha cực mạnh
Quầng sáng bí ẩn rất giống như được tạo ra từ một đèn pha cực mạnh. (Ảnh: Komsomolskaya Pravda)
Các nhà khoa học cho rằng các thủy thủ không thể bị ảo giác. Họ nhận xét có thể đó là do các sinh vật, như nhà đại dương học người Đức Karl Kalle nhận xét sau khi phân tích hơn 2.000 trường hợp chiếu sáng trong lòng biển. Để biển sáng lên, cần có sự di chuyển của các làn nước dưới đáy biển, thường được tạo ra bởi động đất hay núi lửa phún xuất trong lòng biển. Trong trường hợp đó, các cú đập của sóng sẽ chuyển thành cột nước dày trồi lên bề mặt, cùng lúc nó đẩy lên mặt nước các vi sinh vật chiếu sáng vốn đầy dẫy trong lòng đại dương.

Tuy nhiên, trợ lý thuyền trưởng một tàu đánh cá Kamchatka A. Golubev tỏ ra nghi ngờ giả thiết này. Golubev đã hai lần quan sát những vòng tròn chiếu sáng trong lòng biển Okhotsk. Ông cho biết vào năm 1998, ông là trợ lý thuyền trưởng trên tàu ướp lạnh "Thuyền trưởng Kantsiber". Đó là một đêm không trăng, ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện một vùng sáng mờ đục trải rộng trên biển qua cửa kính.

Ông nghĩ "chắc có thuyền nào gần đó" nhưng màn hình máy định vị trống rỗng. Ông bước ra mũi tàu và thấy con tàu nằm ngay tâm điểm của vùng sáng đường kính gần hai dặm. Giống như dưới đáy biển ai đó bật một ngọn đèn pha cực mạnh. Ánh sáng này không hề bị khúc xạ, cả một chùm tia thẳng!

Năm phút sau, khi ông còn đang cân nhắc thì vùng sáng đó di chuyển cùng tàu với tốc độ 10 hải lý (khoảng 20km/giờ). Không có các vi sinh vật chiếu sáng nào có thể bơi với tốc độ nhanh như thế. Và khi ông bước ra ngoài lần nữa, bên phải đường đi của tàu xuất hiện một vùng sáng thứ hai và tàu song hành lướt trên sóng biển Okhotsk thêm 15 phút nữa. Sau đó đốm sáng thứ hai tiến về phía trước, cắt ngang đường tiến của tàu rồi bất ngờ dừng lại, biến mất.

Cũng ở vùng biển đó, ông Golubev đã gặp lại đốm sáng trên lần thứ hai tháng 4-2001 trên tàu ướp lạnh "Tesei". Tàu đang đi về phía cảng biển Trung Quốc, cũng trong một ca trực đêm và con tàu cũng rơi vào giữa quầng sáng đó.

Giả thiết 2: Các ngư lôi tập trận?

Năm 1976, thủy thủ tàu nghiên cứu khoa học "Vladimir Vorobyev" đã phát hiện trên biển Ả Rập một đốm sáng trắng, quay ngược chiều kim đồng hồ. Máy dò tiếng vọng trên tàu báo có vật gì đó lớn ở độ sâu 20m. Xuất hiện quầng sáng vào 23g30, và nửa đêm nó biến mất.

 Vì đây là con tàu nghiên cứu, các chuyên gia hiểu vấn đề nên họ đã đo nhiệt độ nước: 26OC - một nhiệt độ được cho là trung bình. Họ cũng lấy mẫu nước biển để thử và không tìm thấy một hóa chất hay vật thể vi sinh chiếu sáng nào.

Theo đại tá hải quân giải ngũ Vadim Kulichenko, ngư lôi chiến đấu là vật vô cùng đắt đỏ, do đó trong việc tập trận trên hạm đội Xô viết cũng như hạm đội các nước khác, người ta sử dụng ngư lôi sử dụng nhiều lần. Ông cho biết: "Các ngư lôi này được phóng khỏi thuyền hay tàu ngầm và chúng sẽ đi xa khoảng 10-15km rồi dừng lại. Thực tập xong, một canô chuyên dụng sẽ nhặt nó về để sử dụng cho lần sau.

Để những ngư lôi này dễ tìm hơn trên biển, người ta đặt trên nó các đèn pha cực mạnh, có thể phát ánh sáng thẳng đứng. Bộ ăcqui dự trữ đủ dùng cho hai ngày làm việc. Cũng có lúc các ngư lôi này lạc mất và có thể, các dòng chảy đã đưa nó đi xa ra khỏi ranh giới của "bãi thử", lạc vào các tuyến đường thương mại.

Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường trong lòng đại dương đã được ghi nhận từ trước khi thế giới biết tới các UFO. Năm 1919, nhà nghiên cứu người Anh Charles Fort đã kể trong quyển Sách những điều đáng nguyền rủa (The book of the damned) chuyện một con thuyền của Công ty Anh - Ấn Patna đụng phải "bánh xe quỉ" năm 1880.

Thuyền trưởng Averna ra cầu chỉ huy để chứng kiến một hiện tượng bất thường. Trong mỗi bánh xe có 16 que căm, bánh xe có đường kính từ 500 tới 600 yard (1 yard = 91,44 cm), các căm xe này được bố trí rất đồng đều. Trong 20 phút, các bánh xe này chạy cùng với con tàu như song hành, sau đó bất ngờ biến mất. Khi đó, thế giới chưa có ngư lôi tập trận!

NG.THANH trích lược từ Sự Thật Komsomol


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ