Danh sách bài viết

Gần 450 ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Cập nhật: 22/10/2022

Trong 447 ứng viên do Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố ngày 22/8, 51 người được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư và 396 phó giáo sư.

Với 59 ứng viên, ngành Kinh tế đã lấy lại ngôi đầu về số người được đề nghị, soán ngôi của ngành Y học năm ngoái. Trong đó, 53 người được đề nghị phó giáo sư, 6 giáo sư.

Ngành Y học đứng thứ hai với 45 ứng viên phó giáo sư, 8 giáo sư (tổng 53 người). Vị trí thứ ba là Hóa học - Công nghệ thực phẩm với 50 ứng viên: 3 giáo sư và 47 phó giáo sư.

Một số ngành không đề cử giáo sư là Giáo dục học, Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao, Dược học, Ngôn ngữ học, Văn học, Luyện kim và Tâm lý học. Đây cũng là những ngành có số đề cử phó giáo sư thấp, chỉ 1 đến 15 người.

Hội đồng giáo sư ngành Khoa học quân sự và Khoa học An ninh không công khai ứng viên.

Theo quy trình xét công nhận giáo sư, phó giáo sư, các đại học thành lập Hội đồng cơ sở để xét duyệt những ứng viên nộp hồ sơ. Thành viên của Hội đồng sau đó thẩm định hồ sơ, nghe ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ, và kiểm tra năng lực ngoại ngữ. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, Hội đồng cơ sở báo cáo kết quả lên Hội đồng Nhà nước.

Hội đồng Nhà nước nhận danh sách, giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định và loại những người không đạt. Sau đó, Hội đồng Nhà nước sẽ xem xét và thông qua danh sách đạt tiêu chuẩn được công nhận chức danh.

Thông thường, danh sách giáo sư, phó giáo sư sẽ được công bố vào tháng 11-12 hàng năm.

Khi được công nhận chức danh, giáo sư, phó giáo sư được hưởng các quyền của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục. Cụ thể, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe và nhu cầu.

Giáo sư, phó giáo sư được ưu tiên trong việc giao đề tài, dự án khoa học - công nghệ, xây dựng các chương trình, đề án phục vụ công tác quản lý và các điều kiện cần thiết khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đối với nhà giáo thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đại học công lập, học hàm giáo sư, phó giáo sư đem lại những quyền lợi nhất định trong việc nâng ngạch lương.

Các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập vận dụng quy định đối với nhà giáo thuộc biên chế của cơ sở giáo dục công lập để thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp với nhà giáo là giáo sư, phó giáo sư.

Từ 2019, việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo Quyết định 37/2018 của Thủ tướng với những tiêu chuẩn cao hơn trước đó. Ứng viên bắt buộc phải có "bài báo khoa học quốc tế" thay vì chỉ quy định chung là bài báo hay đề tài nghiên cứu khoa học như trước. Ứng viên giáo sư phải là tác giả chính của ít nhất năm bài báo khoa học quốc tế, phó giáo sư ba bài đăng trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus hoặc danh mục khác do Hội đồng Nhà nước quyết định.

Hai năm trước, khi bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn mới, số ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư giảm. Năm 2019 là 424, năm 2020 là 339 và 2021 là 405, chiếm khoảng 60-70% số được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề xuất.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Học gì, làm gì để trở thành nhà sáng tạo nội dung 'triệu view'?

Giáo dục và đào tạo

Sáng tạo nội dung đang là công việc 'trong mơ' được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi, với nhiều điểm đáng lưu ý về thu nhập, nguyên tắc mà sinh viên nên biết để có thể...

Trong tương lai, sinh viên được tự quyết định chương trình học phù hợp với cá nhân?

Giáo dục và đào tạo

Mỗi sinh viên sẽ chủ động xác định mục tiêu học tập dựa vào khả năng của mình, từ đó quyết định chương trình học tập phù hợp với bản thân. Chương trình đào tạo này sẽ...

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Những kết bài 'chất như nước cất'

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 18 giờ 30 ngày 18.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn thi số 2 môn ngữ văn trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2024.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Kiến thức tiền tệ và thị trường

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 18.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn thi số 2 môn GDCD trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2024.

Hơn 400 học sinh tiêu biểu nhận thư khen từ trưởng phòng GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

Trưởng phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã tặng thư khen 424 học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiêu biểu, là gương học sinh điển hình thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Q.Bình Tân, TP.HCM tăng hàng ngàn học sinh so với năm học trước

Giáo dục và đào tạo

Dự kiến số học sinh ở Q.Bình Tân, TP.HCM năm học 2024 - 2025 là 124.237 em, tăng 3.455 học sinh so với năm học 2023 - 2024.

Đánh giá học sinh theo chương trình mới có giảm 'lạm phát' khen thưởng?

Giáo dục và đào tạo

Cách kiểm tra, đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 có nhiều điểm nổi bật so với chương trình cũ 2006.

Nhiều trường TP.HCM họp phụ huynh cuối năm, lịch nghỉ hè thế nào?

Giáo dục và đào tạo

Nhiều phụ huynh quan tâm lịch tổng kết năm học 2023-2024 của học sinh tiểu học, mầm non TP.HCM như thế nào, bao giờ học sinh nghỉ hè.

Điểm trúng tuyển bằng học bạ quá thấp, nỗi lo chất lượng đào tạo

Giáo dục và đào tạo

Hàng loạt trường ĐH lấy điểm sàn xét tuyển ở phương thức học bạ chỉ 15 điểm/3 môn. Hiện nay, một số trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển; trong đó thí sinh chỉ cần trung bình mỗi...

Trường Phổ thông Năng khiếu trao hàng trăm giải thưởng quốc gia, quốc tế cho học sinh

Giáo dục và đào tạo

Sáng 20.5, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức lễ tổng kết năm học 2023-2024 tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Dịp này, trường trao hàng trăm giải thưởng quốc gia, quốc tế...