Danh sách bài viết

GHE NGO - SỰ HỘI TỤ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LINH

Cập nhật: 30/12/2017

  • Dương Thị Ngọc Tú

 
Dương Thị Ngọc Tú. Ghe Ngo sự hội tụ những yếu tố tâm linh
 

Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tác động đến mọi hoạt động sản xuất cũng như chi phối đời sống tinh thần của nhiều người trong xã hội. Thế nhưng, yếu tố tâm linh, niềm tin vào tôn giáo, vào những thế lực siêu nhiên đã tồn tại trong đời sống tinh thần của người Khơme Nam Bộ từ xa xưa vẫn không bị mất đi, mà nó vẫn được giữ gìn trong nhiều phong tục tập quán cũng như nghi lễ truyền thống. Điều này được minh chứng qua việc khảo sát quá trình tạo ra chiếc ghe ngo cũng như trong quá trình ghe ngo tham gia thi đấu.

1. Đặc điểm văn hóa người Khơme Nam Bộ

Có nhiều giả thuyết khác nhau về việc hình thành tộc người Khơme ở Nam Bộ, trong đó, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất: “Người Khơme Nam Bộ là một bộ phận ngoại vi của cộng đồng Khơme thời Ăng Kor, do những sức ép xã hội hay do biến động cư dân khi Ăng Kor sụp đổ, họ đã tiến về phía Nam khai thác đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng TK XI, XII đến TK XIV, XV. Việc di cư này không phải một đợt mà nhiều đợt khác nhau, trong đó không chỉ là người nông dân nghèo khổ, mà còn có cả các quý tộc, quan lại”(1). Đến nay, người Khơme ở Nam Bộ có khoảng 1,3 triệu người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang,..

Từ buổi sơ khai tạo lập, người Khơme, cũng như nhiều dân tộc khác ở Nam Bộ, sống chủ yếu bằng nguồn thực phẩm săn bắt và hái lượm. Dần về sau, họ biết chế tạo các công cụ sản xuất, cũng như gieo trồng lúa gạo và chăn nuôi gia súc gia cầm. Do tập quán sản xuất nông nghiệp nên họ có lối sống định cư, gắn bó, tôn trọng, hài hòa với thiên nhiên. Nghề nông phụ thuộc chặt chẽ vào trời đất, sông nước, khí hậu, nên trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các phong tục, lễ hội truyền thống, người Khơme luôn thực hành những nghi lễ liên quan đến đất, trời, sông nước, đến nghề nông truyền thống của mình.

Khi những nhà truyền giáo Ấn Độ đến Nam Bộ, họ mang theo những tư tưởng triết lý của Bà la môn giáo. Người Khơme chịu ảnh hưởng Bà la môn giáo và sau này khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, với bản chất hòa bình, hướng thiện phù hợp với tính cách người Khơme Nam Bộ, nên Phật giáo dần dần trở thành tôn giáo chính trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khơme. Do ảnh hưởng Phật giáo, nên người Khơme Nam Bộ từ lúc mới lọt lòng cho đến khi từ giã cuộc đời đều gắn liền với ngôi chùa. Phần lớn những nghi lễ trong đời người Khơme cũng như những nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng đều liên quan đến Phật giáo, gắn liền với ngôi chùa, với các vị sư sãi. Niềm tin tưởng vào thế giới siêu nhiên, thần bí luôn ẩn tàng trong đời sống tinh thần của họ.

2. Ghe ngo, sự kết hợp những yếu tố tâm linh

Ghe ngo không phải là sản phẩm của một cá nhân hay một tập thể bất kỳ nào. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa, đại diện cho một hay nhiều phum sóc người Khơme, tạo ra và tham gia tranh tài. Do đó, sự thắng bại giữa các ghe ngo thực chất là sự thắng bại giữa các chùa, giữa những phum, sóc với nhau. Sự thành bại của ghe ngo trong hội đua còn là niềm vinh dự, là tiếng thơm của ngôi chùa, của một địa phương tham gia thi đấu. Vì vậy, để tạo nên sự thành công của ghe đua, người Khơme Nam Bộ đã vận dụng nhiều phương thức, kỹ thuật khác nhau trong việc tạo ra ghe ngo cũng như trong tham gia thi đấu. Yếu tố tâm linh là một trong những phương thức được vận dụng để tạo nên sự thành công của ghe ngo.

Ghe ngo ngày xưa là một chiếc thuyền độc mộc, làm từ một thân cây khoét ruột. Ngày nay, việc tìm thân cây sao vừa to vừa dài để đóng ghe rất khó khăn, nên người Khơme làm ghe ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau. Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn, dài khoảng từ 25 đến 30m, ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m, đầu được uốn cong lên như hình đầu rắn, đuôi (sau lái) cũng được uốn cong lên nhưng cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi. Mỗi ghe làm phải đảm bảo cho từ 40 đến 60 người ngồi bơi và chỉ huy, như: ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) 53 người, ghe ngo chùa Ông Mek (Trà Vinh) 57 người. Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn luôn có ba người điều khiển, một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ huy toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên.

Yếu tố tâm linh có thể tìm thấy trong việc chọn biểu tượng cho ghe ngo. Mỗi chiếc ghe có một biểu tượng riêng. Việc chọn biểu tượng ghe ngo liên quan đến địa danh, hay quan niệm truyền thống của từng chùa. Biểu tượng ghe đại diện cho một tổ chức, thể hiện quyền uy của chiếc ghe, chẳng những là dấu hiệu để ghi nhớ mà còn bộc lộ sức mạnh của ghe đua. Thông thường, biểu tượng của ghe ngo là các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh,… Biểu tượng ghe ngo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) là con chim, chùa Champa (Sóc Trăng) chọn biểu tượng con cọp, chùa Ông Mek (Trà Vinh) biểu tượng con cá nược… Người Khơme tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe ngo sẽ có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và mạnh như con vật được chọn làm biểu tượng. Hai bên thân, mũi và đuôi ghe được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp với biểu tượng của ghe để tạo nên sức mạnh. Nếu biểu tượng của ghe là rắn thần Naga, thì các họa tiết hai bên sườn ghe cũng toát lên được hình ảnh của một con rắn, khi ghe lướt sóng, người xem sẽ có cảm giác như xem hình ảnh một con rắn thần đang lượn sóng.

Ghe ngo được ghép từ những mảnh ván rời, nên để tạo sức mạnh giúp ghe di chuyển nhanh trong khi thi đấu, người Khơme đã dùng một cây hoặc hai cây dài cột chặt vào giữa ghe, gọi là cây cần câu, một số nơi gọi là cây kềm. Cây này có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước. Đó là cây gỗ tốt, rất cứng, thường là cây sao có đường kính khoảng 0,2m. “Hai cây kềm là đặc trưng của ghe ngo người Khơme ở đồng bằng sông Cửu Long”(2). Nếu ghe được làm từ hai cây kềm, mỗi cây được bố trí với những chức năng khác nhau. Một cây đặt sát đáy giữ thân ghe vững chãi trên đường đua, một cây đặt song song ở phía bên trên dài từ giữa ghe về phía sau ghe, giữ cho ghe không bị vặn cong trên đường bơi. Một số chùa dùng hai cây nối lại với nhau ở giữa ghe, đặt song song với chiều dài ở đáy ghe. Cách thức nối hai cây với nhau là điểm mấu chốt giúp ghe di chuyển nhanh trên đường đua. Người Khơme không chỉ tin vào kỹ thuật nối mà còn tin vào những yếu tố tâm linh trong việc thực hiện nối hai cây này. Thông thường việc nối hai cây này vào ghe ngo được tiến hành vào giờ tốt, có thể cùng ngày với lễ xuống ghe, người nối cũng phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, am hiểu về ghe ngo.

Đầu mỗi chiếc ghe đều vẽ hai mắt nổi. Hai mắt ghe cũng được vẽ cho phù hợp với biểu tượng của ghe. Tục vẽ mắt nổi cho ghe ngo là chi tiết thể hiện yếu tố tâm linh, được giải thích bằng nhiều quan niệm khác nhau, nhưng đa số những người nghiên cứu cho rằng nó xuất phát từ quan niệm xem ghe như loài cá, loài rắn dưới nước, cần phải có mắt để thấy đường đi và tránh nguy hiểm. Quan niệm này gần giống với tục vẽ mắt cho thuyền đã có từ lâu đời ở Nam Bộ.

Yếu tố tâm linh còn được tìm thấy trong quan niệm xem mỗi chiếc ghe có một ông thần giữ ghe, quy định sức mạnh của ghe cũng như đảm bảo sự an toàn cho vận động viên tham dự đua ghe. Điều này thể hiện sức mạnh tôn giáo, niềm tin vào sự che chở của thần linh đối với các hoạt động nhân sinh. Ghe ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, được xem là vật linh thiêng, nhất cử nhất động đều phải cử hành lễ cầu xin, như: lễ mở cửa rừng xin cây làm ghe, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ đưa ghe lên nhà ghe,… Trước mỗi lần thi đấu khoảng một tuần, các chùa thường tổ chức lễ mặc áo cho ghe ngo (còn gọi là lễ hạ thủy ghe ngo). Lễ này có vai trò đặc biệt quan trọng, có giá trị về mặt tâm linh, thể hiện niềm tin của người Khơme vào lực lượng thần bí, vào vị thần nắm giữ vận mệnh, quyết định sự thành bại của ghe đua.

Lễ vật chính của buổi lễ là sla tho làm bằng quả dừa hoặc thân cây chuối để cắm nhang và nến. Dọc theo hai bên ghe đều cắm sla tho, mỗi sla- tho đều cắm nhang và đèn cầy. Ở đầu ghe, giữa ghe, và mũi ghe đều có chỗ đặt mâm bánh, trái cây, đầu heo hoặc gà vịt tùy theo từng chùa. Sau đó, vị sư cả và đại diện phum sóc chọn những thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng làm quân bơi, cử ra một ông ngồi ở đầu ghe chỉ huy. Đến giờ định, người ta thắp nhang, đèn cầy, đánh chiêng trống, ngũ âm, reo hò, tập hợp lực lượng. Vị sư cả của chùa hoặc thành viên ban quản trị đứng ra làm chủ lễ, khấn nguyện vị thần bảo hộ ghe ngo đi theo giúp sức để ghe giành chiến thắng trong các cuộc thi. Lực lượng tham gia thi đấu đi vòng quanh ghe. Tàn nhang, đèn cầy, họ tập hợp lực lượng đẩy ghe xuống nước để đưa đi đến nơi tập dượt.

Ngoài ra, khi xuất ghe đi dự hội, xuất phát trước mỗi cuộc đua hay kết thúc hội đua đưa ghe lên nhà ghe đều tổ chức những nghi lễ riêng. Mỗi lễ đều có những quy định cụ thể về lễ vật, nghi lễ cũng như vị trí đặt lễ, người cử hành lễ, người tham dự lễ. Về người tham dự các lễ liên quan đến ghe ngo, các vị sư sãi ở các chùa đều có những quy định nghiêm ngặt, xuất phát từ quan niệm tâm linh đối với ghe ngo. Chẳng hạn như một số chùa cấm phụ nữ đến gần, hay bước qua đầu ghe ngo, họ xem việc phụ nữ đến gần ghe là mang đến những điều xui xẻo. Tuy nhiên, quan niệm này cũng đã thay đổi đối với nhiều chùa. Trong các hội đua ghe ngo ngày nay đã có ghe ngo dành cho phụ nữ tham gia tranh tài.

Vấn đề được đặt ra hiện nay là liệu những yếu tố tâm linh đó có thật sự mang lại những kết quả thiết thực, làm nên chiến thắng của chiếc ghe ngo trong hội đua ghe ngo truyền thống của người Khơme hay không? Điều đó, có lẽ không ai dám chắc. Nhưng điều mà mọi người có thể khẳng định chắc chắn rằng, niềm tin vào những yếu tố tâm linh trong các nghi lễ liên quan đến ghe ngo vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm thức người Khơme Nam Bộ.

______________

1. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr.486.

           2. Phạm Thị Phương Hạnh (cb), Văn hóa Khơme Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.135.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 332, tháng 2-2012

Nguồn: / 0

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...